0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CDMA.DOC (Trang 33 -36 )

Hiện nay, trên thị trường thông tin di động Việt Nam có 7 nhà cung cấp chính thức: Mobifone (Công ty thông tin di động VMS), Vinaphone (Công ty dịch vụ viễn thông GPC), Viettel Mobile (Tổng công ty viễn thông quân đội), Sfone ( Trung tâm điện thoại CDMA của Sài gòn Postel), EVN ( viễn thông điện lực), Gtel ( Beeline), Vietnam Mobile ( Hà nội Telecom). Việc phân chia thị phần trong thị trường thông tin di động được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Mobifone(25%) Vinaphone(23%)) Viettel(37%) Sfone ( 7% ) khác (8%) Vinaphone. - Thuận lợi.

+ Mạng lưới phân phối rộng khắp, gắn chặt với hệ thông Bưu Điện tỉnh, thành, tận dụng được toàn bộ hệ thống bưu cục các cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Công tác chăm sóc khách hàng được kết hợp chung với các chính sách Chăn sóc khách hàng của Bưu chính và điện thoại cố định và được giao cho các Bưu điện tỉnh còn Công ty dịch vụ di động GPC chỉ tập trung vào công tác đảm bảm an toàn chất lượng kỹ thuật và phát triển các dịch vụ mới.

+ Vùng phủ sóng rộng, đảm bảo chất lượng sóng ngay cả những vùng sâu, địa hình khó khăn, đã tạo được ấn tượng là nhà cung cấp dịch vụ di động với chất lượng sóng tôt nhất trong lòng khách hàng.

- Khó khăn.

+ Do phụ thuộc vào hệ thống Bưu điện tỉnh, thành phố nên:

Công tác Chăm sóc khách hàng không chủ động mà phụ thuộc vào kế hoạch của các Bưu điện tỉnh, thành phố trong khi ở một số tỉnh, thành phố công tác này chưa thực sự được chú trọng.

Chế độ chính sách chăm sóc khách hàng đối với các thuê bao không đồng đều.

+ Các dịch vụ tiện ích nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng ít và thường cung cấp sau Mobifone.

+ Khách hàng gặp nhiều bất lợi khi sử dụng dịch vụ: Phải thanh toán cước tại địa phương nơi đăng kí ban đầu.

Chế độ mở cước tự động sau khi thanh toán trung bình là 4 tiếng (trong khi Mobifone là 5 phút và tối đa là 1 tiếng trong trường hợp hệ thống tin học có sự cố).

+ Hệ thống trả lời khách hàng chỉ phục vụ và giải đáp từ 7h đến 22h mỗi ngày với nguồn nhân lực chủ yếu từ các đài 108 và 116 trước đây.

- Thuận lợi.

+ Đã xây dựng được hệ thống cửa hàng trải đều tại các tỉnh, thành phố, thuận tiện cho việc chăm sóc, quảng bá thương hiệu và phục vụ khách hàng.

+ Khuyến mại liên tục, quảng cáo đạt hiệu quả cao tập trung làm nổi bật các ưu thế hiện nay của mình.

+ Hệ thống trả lời khách hàng chuyên nghiệp, phuc vụ 24/24 với đội ngũ nhân viên trẻ.

+ Vùng phủ sóng rộng, kể cả vùng sâu vùng xa

- Khó khăn.

+ Bộ máy quản lý kinh doanh chưa chuyên nghiệp, chủ yếu vẫn là sức mạnh và tác phong quân đội nên đôi khi chưa mềm dẻo với khách hàng.

+ Chất lượng sóng và các loại hình dịch vụ gia tăng giá trị chưa cao. + Chưa áp dụng được tiêu chuẩn quản lý ISO vào hoạt độngkinh doanh.

EVN:

- Thuận lợi:

+ Là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng mạnh nhất tại Việt Nam.

+ Có thế mạnh về các dịch vụ viễn thông công cộng vào năm 2007, - Khó khăn:

+ Cùng là CDMA nhưng chất lượng mạng lưới của EVN không tốt bằng Sfone.

+ Quản lý chưa tốt, kinh doanh chưa hiệu quả. + Thiết bị đầu cuối hạn chế

Vietnam Mobile.

- Thuận lợi.

+ VietnamMobile là mạng đầu tiên thiết lập tính năng AMR nhằm đảm bảo sự thông suốt trong đàm thoại, đem lại chất lượng thoại tốt nhất”.

+ Là nhà cung cấp thiết bị Ericsson sau khi xây dựng hạ tầng mạng còn phải thực hiện cam kết sẽ chịu trách nhiệm quản lý, vận hành mạng trong vòng 3 năm. Trong 3 năm đó, Vietnamobile có thể chú tâm vào công tác kinh doanh, mở rộng hệ thống đại lý và nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng.. Với những thế mạnh này, dù ra đời sau nhưng Vietnamobile vẫn tin tưởng vào khả năng cạnh tranh lành mạnh để đạt tốc độ phát triển nhanh.

- Khó khăn

+ Mạng mới, ra đời sau nên còn ít thuê bao.

+ Định vị khách hàng mục tiêu chưa rõ ràng, chưa phân theo thu nhập rõ ràng, còn mang tính đại trà.

+ Vùng phủ sóng chưa nhiều.

+ Dịch vụ Gía trị gia tăng không có gì đặc sắc thậm chí còn kém.

Gtel Mobile.

- Thuận lợi

+ Thương hiêu Beeline cũng được gắn với một trong 10 thương hiệu viễn thông lớn nhất trên thế giới.

+ Hệ thống mạng được xây dựng dựa trên nền tảng căn bản và thống nhất giữa hạ tầng IT và hệ thống tính cước Đối tác Việt Nam lại cung cấp những chuyên gia hàng đầu về thiết lập và triển khai mạng..

- Khó khăn:

+ Hệ thống kênh phân phối còn yếu

+ Dịch vụ cũng như sản phẩm chưa đa dạng

+ Thương hiệu còn quá mới mẻ, chưa được nhiều người tiêu dùng Việt Nam biết đến.

+ Vùng phủ sóng còn quá hạn chế.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CDMA.DOC (Trang 33 -36 )

×