Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngành.Và khách hàng ở đây được chia thành 2 nhóm:
- Khách hàng lẻ - Nhà phân phối
Đối với khách hàng lẻ các Doanh nghiệp nên có những chính sách nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, tin tưởng khi đến với những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, qua đó có thể giữ chân được khách hàng tạo thành những khách hàng trung thành với doanh nghiệp đồng thời là tiền đề để lôi kéo những khách hàng mới về với doanh nghiệp. Đối với ngành dịch vụ viễn thông thì lôi kéo được khách hàng là một chuyện, chuyên khó hơn là làm thế nào để khách hàng luôn sử dụng mạng điện thoại của mình mà không chuyển qua sử dụng mạng khác. Đây là điều mà Sfone cũng như các mạng khác trên thị trường cần đặc biệt lưu ý và quan tâm.
Do đặc điểm riêng biệt của ngành dịch vụ viễn thông mà các nhà phân phối cũng có những nét khác biệt cơ bản so với các ngành khác. Các nhà phân phối của Sfone chủ yếu là các Cửa hàng trực tiếp, đại lý của công ty trải dài trên khắp đất nước. Để mạng lưới này hoạt động một cách có hiệu quả Công ty cũng nên chú trọng tới những chính sách ưu đãi, khuyến khích họ phát triển tạo ra một mối quan hệ thân thiết nhằm phục vụ khách hàng được tốt nhất.
Theo các chuyên gia viễn thông, có 3 yếu tố tạo nên sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông là vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ và giá cước thấp. Còn theo các chuyên gia kinh tế, chiến lước kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố, không chỉ dựa trên việc giảm giá. Và trên thực tế, Khách hàng mới là điểm hướng đến của tất cả các doanh nghiệp. Do vậy chìa khóa
thành công cho Sfone là hài hoà giữa nhu cầu về chất lượng mạng lưới với chính sách giá cước, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, phát triển ưu thế của công nghệ CDMA.