Bộ phận phòng ban

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 38 - 43)

Đ ơn vị tính: đồng T T Họ và tên Chức vụ Bậc lương Ngày công Lương

thời gian Bảo hiểm Tạm ứng Thực lĩnh 1 Vũ Viết Tuyền GĐ 4.000.000 30 4.000.000 240.000 600.000 3.060.000 2 Lê Tuấn Anh TP 3.000.000 29 2.900.000 174.000 400.000 2.126.000 3 Vũ Anh Tuấn TP 3.000.000 28 2.800.000 168.000 350.000 1.832.000 4 Lê Văn Sơn TP 3.000.000 30 3.000.000 180.000 500.000 2.220.000 5 Lê Văn Hoàng TP 3.000.000 28 2.800.000 168.000 400.000 1.932.000 6 Trần Duy PGĐ 3.500.000 30 3.500.000 210.000 400.000 2.490.000

Tổng 19.500.000 175 19.000.000 1.140.000 2.650.000 13.660.000

(Nguồn: Phòng Tài chính

- Kế Toán)

Người lập bảng Kế toán trưởng

Nhận xét:

Nhìn vào bảng lương chúng ta có thể nhận thấy rõ là công ty đã có cách trả lương một cách phù hợp đối với từng bộ phận.

- Đối với bộ phận sản xuất thì công ty luôn có cách trả lương thích hợp với năng lực của từng người với mức lương tối thiểu là hơn 1triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra công ty cũng đã làm thu tục đăng ký bảo hiệm cho tất cả công nhân cũng như là luôn có chế độ lương thưởng xứng đáng nên luôn tạo sự yên tâm và khuyến khích sự năng động trong công việc của đội ngũ công nhân.

- Đối với bộ phận phòng ban thì đây chỉ là bộ phận lao động vô cùng quan trọng trong công ty. Họ là những người vạch ra chiến lược kinh doanh, giao dịch với các đối tác để ký hợp đồng,.... nên cho dù bộ phận này không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng họ là những người lao động bằng trí óc

2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động.

* Thời gian làm việc: Mỗi tuần làm việc 6 ngày, mỗi ngày làm việc 8h. Đối với khối văn phòng sáng từ: 7h – 11h, chiều từ: 1h – 5h. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất làm theo ca (ca 1: từ 7h – 11h, ca 2: từ 1h – 17h )

Khi cần huy động thêm công nhân cho quá trình sản xuất thì số giờ làm thêm không được phép vượt quá 2h/ngày và không vượt quá 28 ngày/tháng. Tổng thời gian huy động làm thêm giờ/năm là khoảng: 200h/người.

Những lao động muốn xin nghỉ làm để giải quyết công việc riêng đều phải được sự xác nhận của các tổ trưởng tổ sản xuất của mình, sau đó phải được sự đồng ý của phòng tổ chức cán bộ, những lao động nghỉ làm mà không có lý do Công ty đều có các hình thức kỷ luật nhất định: Nghỉ làm không lương để nhằm thắt chặt kỷ luật lao động trong quá trình sản xuất.

* Nghỉ lễ, tết: Được nghỉ 9 ngày theo quy định của Bộ lao động (Tết dương lịch 1 ngày, Tết nguyên đán 4 ngày, Gỗ tổ Hùng Vương 1 ngày, 30 – 4 1 ngày, ngày quốc tế lao động 1 ngày và ngày Quốc khánh 1 ngày).

2.4. Năng suất lao động.

Năng suất lao động(W) là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian để làm ra một sản phẩm. Chỉ tiêu này là cơ sở để xác định nhu cầu về nhân sự của Công ty. Do nhiệm vụ chức năng và đặc thù của Công ty, Công ty TNHH SX và TM Lương Phú đã áp dụng hình thức trả lương theo doanh thu trừ chi phí.

Năng suất lao động được tính theo công thức sau:

Doanh thu thuần NSLĐ bình quân = ---

Lao động bình quân

2.5. Tuyển dụng và đào tạo.

Đối với nhà máy thì lực lượng lao động đóng vai trò lòng cốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc thù của ngành. Mỗi lô sản phẩm hoàn thành là sự đóng góp không mệt mỏi của tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là sự đóng góp của các phân xưởng, các tổ sản xuất, những người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Vì vậy công việc tuyển dụng và đào tạo lao động là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của Công ty.

Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ, tay nghề lao động từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức đó. Mọi tổ chức phải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạt được các mục tiêu của mình.

Thông qua chế độ lương, thưởng, các chế độ khác theo quy định của nhà nước để thu hút lực lượng lao động bên ngoài và nâng cao hiệu quả sản xuất của lực lượng lao động bên trong nhà máy.

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.

Hàng năm Công ty có những chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động với hai hình thức chính: Đào tạo lại và đào tạo tại chỗ, Khuyến khích người lao động thông qua hình thức phiếu bình điểm của từng tổ, từng phân xưởng. Người nào có số điểm cao nhất sẽ được chọn đi học. Tạo sự công bằng và nhằm phát huy tay nghề của người lao động.

2.6. Phân tích và nhận xét tình hình lao động tiền lương.

Từ những phân tích trên cho thấy cơ cấu lao động của Công ty tương đối hợp lý, trình độ lao động của người lao động không ngừng được nâng cao. Quá trình phân tích lao động trong công ty phù hợp với năng lực của từng người, điều này sẽ giúp cho Công ty hoàn thành mục tiêu đề ra. Đồng thời Công ty đào tạo và đào tạo lại không ngừng nâng cao công nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với tình hình họat động trong cơ chế mới.

Tình hình tiền lương của cán bộ công nhân viên cũng được đảm bảo thu nhập của người lao đỗng không ngừng được nâng cao. Đây là động lực kích thích người lao động trong việc tăng năng suất lao động, góp phần vào việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Bên cạnh đó lượng lao động của Công ty luôn biến động qua các năm do đó Công ty liên tục tuyển dụng và đào tạo lao động phù hợp với quy mô và chiến lược được mở rộng thị trường của Công ty.

III – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất

Cùng với máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất thì nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Căn cứ vào sản phẩm chính của Công ty

mà nguyên vật liệu chính bao gồm: feldspar, đất sét, caolin, Quartz, frit Engobe, màu, men, dung môi,...và nguyên vật liệu khác như Sỏi, bi nghiền hồ.

Trong cơ chế thị trường hiện nay để đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và mức độ tồn kho ảnh hưởng thấp nhất đến giá thành sản phẩm là bài toán khó đối với mỗi Công ty nên kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đã được Công ty lập kế hoạch chi tiết chủ động trong quá trình sản xuất.

- Nguyên liệu xương

Các nguyên liệu: Quartz, feldspar, Caolin được lấy từ mỏ Yên Bái, Lào cai đã qua sơ chế đặc biệt về thành phần hoá học, thành phần hạt được chuyển về Công ty bằng đường bộ.

Riêng đất sét được lấy từ mỏ đất Kim Sen, mỏ đất Sóc Sơn để chủ động cho sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ động tìm được nguồn đất sét mới thay thế ở Hà Bắc có trữ lượng trên 4 triệu tấn đủ cho sản xuất liên tục trong 10 năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w