- Nguyên liệu men
3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định: công suất và thời gian.
- Việc tính toán thời gian sử dụng TSCĐ dựa vào khấu hao của từng thiết bị tài sản. Đối với nhà xưởng thì khấu khao đều trong 10 năm và các thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng được tính khấu hao từ 5 đến 10 năm. Các loại hao mòn theo số lượng sản phẩm và theo thời gian được tính toán chặt chẽ dựa vào tình hình thực tế của các thiết bị.
IV – PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.4.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp. 4.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp.
- Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ và vật tư phụ tùng thay thế khác sử dụng và sản xuất kinh doanh trong kỳ được tính theo định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho.
- Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định của bộ luật lao động.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm… - Giá thành kế hoạch: Để phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong các kỳ tiếp theo, đưa ra kế hoạch sản xuất cũng như đưa ra được giá bán sản phẩm.
- Doanh nghiệp vừa có tính cạnh tranh vừa đảm bảo phải hoạt động có hiệu quả và không bị chi phối bởi sự biến động của giá NVL cũng như giá bán sản phẩm trên thị trường. DN cần lập giá thành kế hoạch cho các kỳ kinh doanh tiếp theo dựa trên nguyên tắc thay đổi giá một số loại NVL chính chủ yếu theo giá thực tế trên thị trường (đối với hợp đồng đã ký kết được) và giá dự đoán của NVL đó xảy ra trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo (nếu DN chưa ký được các hợp đồng về mua NVL chính).
- Phương pháp xác định là chỉ thay đổi giá của một số NVL chính, còn các chi phí khác lấy số liệu của kỳ kinh doanh gần nhất để lập giá thành kế hoạch.
- Ví dụ để sản xuất sản phẩm A cần 3 kg NVL M với đơn giá trong kỳ là 100.000 đồng/ kg và các chi phí khác là 100.000 đồng/ SP.
Từ đó tính ra đơn giá thực tế của SP A là:
3*100.000+100.000 = 400.000 đồng.
- Trong các tháng tiếp theo DN đã ký được hợp đồng mua NVL M với khối lượng là 150 kg, đơn giá 110.000 đồng/ kg. Từ đó tính ra đơn giá kế hoạch của 150/3 =50 sản phẩm A trong tháng tiếp theo là:
- Tháng tiếp theo nữa do giá cả thị trường biến động, DN chưa ký được hợp đồng mua NVL M nhưng dự toán được NVL M sẽ tăng lên 120.000 đồng/ kg. Từ đó tính ra được đơn giá kế hoạch của tháng này là:
3*120.000+100.000 = 460.000 đồng.
Như vậy khi giá NVL chính biến động sẽ dẫn đến giá thành của sản phẩm sản xuất ra cũng biến động theo. Xây dựng được giá thành kế hoạch sẽ giúp DN chủ động được nguồn hàng cũng như có thể thay đổi giá bán hàng hàng và sản lượng tiêu thụ hàng hoá đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.