Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một vẫn chưa có một văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ( Quốc hội ) ban hành để quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại phi Chính phủ . Các văn bản pháp luật về trọng tài phi Chính phủ do cơ quan hành pháp là Chính phủ và Thủ tướng ban hành dưới dạng Nghị định hoặc Quyết địnhvà như vậy chúng không có giá trị pháp lý cao như các văn bản pháp luật giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án ( thường là luật và pháp luật ). Vì vậy, cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh
về trọng tài để thống nhất các qui định về trọng tài . Xuất phát từ thực tế giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài ở Việt Nam , trong pháp lệnh trọng tài cần phải giải quyết được một số điểm nổi cộm sau:
* Thứ nhất là về thẩm quyền giải quyết của trọng tài : đây là căn cứ pháp lý để quyết định xem liệu một tranh chấp kinh tế có được đưa ra xét xử bằng trọng tài hay không. Hiện nay cũng chưa rõ liệu các tranh chấp nào thì không được phép áp dụng thủ tục trọng tài . Như quy định hiện nay tại Nghị định 116 CP và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam thì có thể tạm hiểu là bất kỳ một tranh chấp thương mại nào cũng có thể giải quyết bằng trọng tài . Vậy là chưa hợp lý vì một số vấn đề tranh chấp cần đến sự cưỡng chế cao của pháp luật, hoặc các tranh chấp có dấu hiệu phạm tội, hoặc các tranh chấp có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và cộng đồng như:
- Các vấn đề về tình trạng cá nhân.
- Các hợp đồng ký kết do lừa đảo hoặc vô đạo đức.
- Tranh chấp về phát minh, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền. - Tranh chấp về phá sản, vỡ nợ hoặc giải thể Công ty .
- Tranh chấp về cấm vân, trật tự công cộng và một số tranh chấp về quan hệ lao động.
* Về việc chỉ định và thay thế trọng tài viên : liệu các bên đương sự có thể chọn một trọng tài viên ngoài bản danh sách trọng tài của trung tâm được không? Điều này không được đề cập đến trong Nghị định 116 CPP cũng như trong quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam . Tôn trọng quyền tự quyết của các bên đương sự, quy định về chỉ định trọng tài viên không nên chỉ trong danh sách trọng tài viên của trung tâm và cũng không chỉ giới hạn trong phạm vi các trọng tài viên Việt Nam, khi mà điều kiện cho phép. Về việc khước từ trọng tài viên : theo quy định về trọng tài của úc, HongKong, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, . . . mỗi bên tham gia có thể khước từ bất kỳ một trọng tài viên nào vì lý do thiên vị. Pháp lệnh trọng tài nên cân nhắc vấn đề này để tăng cường sự tự do lựa chọn và giám sát quá trình trọng tài cũng như đảm bảo chắc chắn về sự công bằng của trọng tài .
* Về tiêu chuẩn trọng tài viên : kinh nghiệm của các nước cho thấy trọng tài viên thật sự hoàn toàn do các bên đương sự tự định đoạt. ở Việt Nam cũng vậy, cho dù các trọng tài viên được Bộ tư pháp cấp Thẻ trọng tài hay là Thẻ trọng tài viên có trong danh sách trọng tài viên nhưng không được các đương sự chọn để giải quyết tranh chấp thì họ sẽ chẵng trở thành trọng tài viên thực sự được. Luật pháp của nhiều quốc gia không quy định trọng tài phải đạt những tiêu chuẩn gì mả chỉ quy định rằng trọng tài viên phải nổ lức cùng với các bên đạt được một giải pháp giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả. Mỗi trung tâm trọng tài tự chọn ra những trọng tài của chính mình để chọn được những trọng tài viên giỏi bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và là người có đạo đức , trung thực và khách quan - vì phán quyết của họ là yếu tố quyết định đến uy tín của trung tâm trọng tài . Không gì đánh giá các trọng tài viên chính xác hơn là những phán quyết mà họ đưa ra và hiệu quả cuối cùng của giải quyết tranh chấp .
Trung tâm trọng tài phi Chính phủ hoạt động trong cơ chế thị trường cũng chịu sự tác động của các quy luật thị trường. Động lực thúc đẩy các Trung tâm giải quyết tranh chấp của các quy luật thị trường. Động lực để thúc đẩy các trung tâm giải quyết tranh chấp một cách hiệu qủa hơn và không ngừng nâng cao hiệu quả pháp quyết chính là sự cạnh tranh giữa các Trung tâm trọng tài. Khung pháp luật về trọng tài thống nhất, tạo nên môi trường cạnh tranh cho các Trung tâm hoạt động. Những quy định bất hợp lý như: (quy định rằng quyết định của trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có giá trị chung thẩm; trong khi đối với các trung tâm trọng tài khác lại không quy định quyết định là chung thẩm... ) cần được loại bỏ.
Cuối cùng là vấn đề đang gây bức xúc nhất và là sự quan tâm lớn nhất của các bên khi lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp đó là hiệu lực quyết định của trọng tài, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng đạt được điều đó. Vì vậy cần có một cơ chế cưỡng chế thi hành các phán quyết của trọng tài để hoạt động trọng tài có hiệu quả vì trọng tài là một tổ chức hoạt động hợp pháp và đã được các bên thoả thuận chọn lựa. Trong cơ
chế này cần quy định thẩm quyền của Toà án trong việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài, toà chỉ cần công nhận quyết định bản án và cho thi hành như là một bản án do toà tuyên chứ không cần ra thêm một bản án về cùng một vụ việc (nghĩa là tiến hành xét xử lài toàn bộ vụ việc).
Cũng cần phải có những quy định cụ thể những trường hợp nào khiến thoả thuận trọng tài là vô hiệu, không thể thi hành hoặc có đủ chứng cớ để huỷ quyết định trọng tài để Toà án có thể chấp nhận đơn kiện và đưa vụ kiện ra xét xử theo thủ tục toà án. Một vấn đề nữa trong cơ chế thi hành phán quyết trọng tài là quy định cơ quan nào sẽ có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài trong trường hợp không có sự thi hành tự nguyện. Nên chăng là để bộ phận thi hành án của Toà án... hay một cơ quan khác cần quy định cụ thể để tránh dây dưa, giải quyết tranh chấp không dứt điểm, hiệu quả.