Quyết định trọng tài

Một phần của tài liệu Đề tài: "Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay" pdf (Trang 49 - 51)

Thủ tục trọng tài kết thúc bằng việc ra một quyết định gọi là quyết định hay phán quyết của trọng tài viên duy nhất hoặc của Uỷ ban trọng tài (sau đây gọi chung là trọng tài viên). Trọng tài viên có thể ra quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm của quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm của quyết định chính chưa rõ hoặc chưa được giải quyết. Quyết định trọng tài hoặc quyết định bổ sung được đưa ra theo nguyên tắc đa số. Nếu không đạt được đa số, Chủ tịch Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định với tư cách là trọng tài viên duy nhất. Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không quy định thời hạn để cho trọng tài viên ra quyết định giải quyết.

Nội dung của quyết định trọng tài bao gồm các vấn đề sau: - TênTrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

- Địa điểm và ngày ra quyết định - Họ và tên trọng tài viên

- Tóm tắt nội dung tranh chấp

- Quyết định về việc giải quyết tranh chấp và phí trọng tài cũng như các chi phí khác có liên quan.

- Lý do của quyết định

- Chữ ký của tất cả trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp và của thư ký phiên họp.

Nếu một trọng tài viên không có điều kiện ký vào biên bản Chủ tịch Uỷ ban trọng tài sẽ xác nhận việc này bằng cách ký vào quyết định và nêu rõ nguyên nhân (Điều 28).

Quyết định trọng tài phải được gửi cho các bên trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Trong trường hợp ngoại lệ, thời gian đó có thể kéo dài hơn.

Quyết định trọng tài là cuối cùng và không thể kháng cáo trước bất kỳ toà án hoặc tổ chức nào. Các bên đương sự phải tự nguyện thi hành quyết định trọng tài trong phạm vi một thời hạn được xác định ở trong quyết định trọng tài. Nếu trong vòng thời hạn đó, quyết định trọng tài không được tự nguyện thi hành thì sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế theo luật pháp của nước nơi được yêu cầu thi hành quyết định và theo Hiệp định quốc tế áp dụng đối với vụ kiện (Điều 31 quy tắc tố tụng trong quốc tế,và Điều 31 quy tắc tố tụng trong nước).

Trong qúa trình trọng tài, trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài có thể kết thúc thủ tục trọng tài.

- Khi nguyên đơn rút đơn kịên

- Khi các bên đạt được thoả thuận hoà giải thông qua thương lượng trực tiếp - Khi thiếu những điều kiện cần thiết để xem xét và giải quyết vụ kiện, kể cả trường hợp nguyên đơn không làm gì để cho vụ kiện tiến triển trong thời hạn 6 tháng.

Cũng giống như thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế trong nước, quy tắc của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có quy định về hoà giải là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp đã trở thành truyền thống ở Việt Nam. Theo Điều 31, trong qúa trình trọng tài của Trung tâm nếu các bên đạt được thoả thuận bằng thương lượng trực tiếp, thì Uỷ ban trọng tài sẽ ngưng việc trọng tài. Thể theo yêu cầu của các bên. Chủ tịch Trung tâm công nhận sự thoả thuận bằng văn bản. Văn bản này có hiệu lực thi hành giống như quyết định trọng tài.

Lệ phí trọng tài và các chi phí khác phải giải được các bên thanh toán ngay sau khi nhận được quyết định trọng tài. Các chi phí này gồm phí trọng tài, phí tổn của Trung tâm và chi phí của các bên sẽ được tính trên cơ sở biểu phí của Trung tâm.

Phí trọng tài để trang trải chi phí hành chính và nghiệp vụ của Trung tâm. Phí tổn của Trung tâm bao gồm chi phí liên quan đến việc trọng tài như thù lao cho giám định viên, nhân chứng, chi phí ăn ở, đi lại của trọng tài viên và nhân viên của Trung tâm...

Chi phí của các bên chỉ hạn chế trong các chi phí để các bên bảo vệ quyền lợi của họ trước Trung tâm như chi phí đi lại, tiền thuê luật sư, phiên dịch...

Các chi phí trên sẽ do bên thua kiện trả nếu các bên không có thoả thuận gì khác.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay" pdf (Trang 49 - 51)