Các yếu tố chi phối đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Đề tài: "Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay" pdf (Trang 51 - 54)

trọng tài ở Việt Nam.

Tranh chấp là một tất yếu trong nền kinh tế và giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế là hoạt động có ảnh hưởng đến sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đến sự ổn định của nền kinh tế. Ngược lại, chính các cơ chế của nền

kinh tế, các chính sách của Nhà nước cũng sẽ tác động mạnh mẽ nên việc phát sinh tranh chấp, cũng như cách thức giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, không thể không quan tâm đến những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp.

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang là một nền kinh tế mở, hình thành nhiều khu vực kinh tế nhiều trục kinh tế, với lượng giao dịch khổng lồ. Các tổ chức kinh tế và thương mại gồm nhiều quốc gia thành viên tham gia ICC, APEC, OPEC, WTO... tạo nên một thị trường toàn cầu trong đó các chủ thể kinh doanh đa dạng hơn bao giờ hết. Toàn cầu hoá hội nhập vào nền kinh tế thế giới đang là xu hướng phát triển hiện nay, kéo theo đó là việc thống nhất tạo ra những quy tắc chung, quy định chung điều chỉnh các quan hệ kinh tế.

Châu á - Thái Bình Dương trong đó có các nước Đông Nam á được coi là khu vực kinh tế năng động nhất, có sức tăng trưởng cao. Các quan hệ kinh tế với các quốc gia trong khu vực này, và giữa khu vực này với các khu vực khác sẽ phát triển rất mạnh.

Việt Nam đã và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh; thực hiện chính sách mở cửa, sẽ là một bộ phận không tách rời của nền kinh tế khu vực và quốc tế. Trong cơ chế thị trường có một lượng lớn doanh nghiệp giao dịch thương mại dựa trên lợi ích kinh tế, lợi nhuận là thước đo là sự sống của doanh nghiệp thì bất đồng và tranh chấp cũng có bản chất khác so với trong cơ chế cũ đặc biệt là số lượng tranh chấp sẽ tăng một cách đáng kể. Các chủ thể tranh chấp thuộc tất cả các thành phần kinh tế không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, các tranh chấp không đơn lẻ mà liên quan đến nhiều bên, nhiều mối quan hệ khác...

Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp. Xuất phát từ lợi ích của chính doanh nghiệp, toà án không còn là nơi thu hút các bên giải quyết tranh chấp, mà các doanh nghiệp thường sử dụng các hình thức như hoà giải hay trọng tài. Cơ chế thị trường đã làm nảy sinh các tranh chấp, nhưng chính nó cũng đặt ra yêu cầu về

những hình thức giải quyết tranh chấp mềm dẻo linh động, đảm bảo lợi ích của các bên.

Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, và có một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nó khác nhiều so với hệ thống pháp luật án lệ (common law) hay dân sự truyền thống (civil law); và nó cũng khác so với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi hệ thống pháp luật này không những phải phù hợp với đặc điểm chính trị trong nước mà việc hoàn thiện phải tính đến sự tương thích ở một mức độ nào đó với các hệ thống luật pháp khác; trong đó có các chế định về tranh chấp. Hệ thống pháp luật ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và bổ sung còn nhiều bất cập chồng chéo ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp nói riêng. Chẳng hạn, trên thế giới hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã rất phát triển, đặc biệt là ở các nước Phương Tây, chính vì thế trong xu hướn hội nhập Việt Nam cần điều chỉnh trọng tài theo xu hướn chung của trọng tài quốc tế quá trình thành lập, quy tắc tố tụng, luật điều chỉnh cần được dựa trên sự tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước.

Là một nước Châu á Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng của khổng giáo đề cao quyền lực tuyệt đối của nhà vua đối với toàn xã hội, sự thống trị của quyền lợi cộng đồng đối với quyền lợi cá nhân... tạo nên sự lãnh đạm đối với việc giải quyết tranh chấp bằng con đường tranh tụng. Biện pháp thông thường hơn cả mà các thương gia chấp nhận là tích cực thương lượng hoặc hoà giải qua trung gian. Mặt khác trình độ dân trí ở nước ta chưa cao, sự hiểu biết pháp luật còn chưa thấu đáo, thói quan liêu cửa quyền của thời kỳ bao cấp cũng như trong một số ít cán bộ hiện nay... phần nào khiến cho các doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi tham gia vào thủ thục kiện cáo nói chung và kiện trước trọng tài nói riêng.

Tóm lại, cơ chế thị trường mở đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận. Song cũng chính sự phức tạp trong quan hệ kinh tế, cũng như mặt trái của việc chạy theo lợi nhuận đã làm tranh chấp phát sinh ngày càng phức tạp, giá trị tranh chấp ... làm thiệt

hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh không những của doanh nghiệp mà còn của các doanh nghiệp khác, của công chúng, của quốc gia. Điều đó đặt ra vấn dề phải làm sao để hạn chế tranh chấp xảy ra, cũng như làm sao để giải quyết tranh chấp thật hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tập quán kinh doanh trong nước và quốc tế. Để làm được điều đó các biện pháp đề ra phải dựa trên thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong thời gian qua. Phần tiếp theo người viết xin đề cầp đến những tranh chấp và hoạt động giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Đề tài: "Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay" pdf (Trang 51 - 54)