Long
Ý kiến 1. Phân loại nguyên vật liệu và xây dựng dựng sổ danh điểm nguyên vật liệu
Hiện nay, Công ty đang xếp hầu hết các loại nguyên vật liệu vào nhóm gọi là nguyên liệu, vật liệu. Điều này gây không ít khó khăn trong việc quản lý và kế toán nguyên vật liệu. Việc phân loại như vậy thì đơn giản nhưng chưa khoa học, chưa thể hiện rõ đặc điểm công dụng của từng loại nguyên vật liệu.
Đặc biệt trong điều kiện sử dụng tin học trong công tác kế toán, thì việc mở sổ danh điểm nguyên vật liệu là rất cần thiết.
Lập danh điểm nguyên vật liệu là quy định cho mỗi thứ vật tư một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số (kết hợp với các chữ cái) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng. Hệ thống các danh điểm vật tư có thể được xác định theo nhiều cách thức khác nhau nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùng lắp. Do
công ty thuộc ngành xây dựng cơ bản nên nguyên vật liệu có thể được chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm lại có nhiều thứ. Vì vậy, Công ty có thể dùng ký hiệu, tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2 để ký hiệu loại, nhóm vật tư kết hợp với chữ cái tên vật tư để ký hiệu thứ vật tư.
Toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty hiện nay có thể được phân chia thành 5 loại:
- Nguyên vật liệu chính: là toàn bộ những nguyên vật liệu chính, chủ yếu
tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Trong nguyên vật liệu chính có thể chia thành nhóm: c Nhóm xi măng. N Nhóm thép. N Nhóm cát. N Nhóm sỏi. ...
- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất như
que hàn, vôi, ve ...
- Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi
công công trình: xăng, dầu Diezien…
- Phụ tùng sửa chữa thay thế: là nhưng chi tiết phụ tùng dùng để sửa chữa
thay thế cho máy móc, thiết bị phương tiện vận tải: săm, lốp...
- Vật liệu khác: ngoài các vật liệu kể trên.
Cùng với việc phân loại nguyên vật liệu như trên thì tài khoản 152 được tổ chức như sau:
TK 1521 Nguyên liệu, vật liệu chính
TK 1522 Vật liệu phụ
TK 1523 Nhiên liệu
Trong từng loại nguyên vật liệu gồm các nhóm nguyên vật liệu. Do vậy, TK cấp 2 có thể chi tiết thành tài khoản cấp 3
VD:
TK 1521 – 01 : Xi măng
TK 1521 – 02 : Thép
SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
Kí hiệu
Nhóm Danh điểm vật liệu
Tên, nhãn hiệu,
quy cách vật liệu ĐVT Đơn giá Ghi chú
1521 NL, VL chính
1521 – 01 152 – 01 Xi măng Kg
1521 – 01 HT Xi măng Hoàng Thạch Kg
1521 – 01 NS Xi măng Nghi Sơn Kg
1521 – 01 PT Xi măng Phú Thịnh Kg 1521– 02 Thép Kg 1521– 02 TT06 Thép tròn trơn Φ6 Kg 1521–02 TT08 Thép tròn trơn Φ8 Kg 1521 – 02 TG Thép tròn gai Kg ... 1521– 03 Cát m3 1521 – 03 CĐ Cát đen m3 1521 – 03 CV Cát vàng m3
Ý kiến 2. Để phục vụ tốt hơn cho quá trình thi công, Công ty nên dự trữ nguyên vật liệu
Thực tế, ở Công ty hàng năm cùng với việc lập kế hoạch sản xuất thi công, phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch thu mua. Kế hoạch thu mua được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, phòng vật tư - thiết bị chưa lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu mà khâu dự trữ nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì Công ty phải có mức dự trữ hợp lý. Nếu mức dự trữ quá lớn gây ra ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, bảo quản
và Công ty không tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng nguyên vật liệu thì chi phí để có được nguyên vật liệu rất lớn. Ngược lại, nếu mức dự trữ nguyên vật liệu quá thấp thì khi nguyên vật liệu trên thị trường trở nên khan hiếm hoặc giá cả tăng thì sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong kỳ. Vì vậy, Phòng vật tư - thiết bị cần nghiên cứu và dự đoán trước sự biến động về cung, cầu, giá cả trên thị trường để đưa ra những biện pháp thích hợp, cụ thể khi dự trữ nguyên vật liệu. Chẳng hạn khi lập dự toán chi phí nguyên vật liệu cho một công trình, kế toán thấy nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công có khả năng khan hiếm hoặc giá cả có xu hướng tăng. Lúc này, phòng vật tư - thiết bị sẽ lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu với khối lượng nhiều hơn mức bình thường vì giá cả tăng, nguồn cung cấp khan hiếm không ổn định. Thực hiện tốt phương hướng này, Công ty cần có cơ chế quản lý tài chính phù hợp. Đồng thời cơ quan chủ quản Nhà nước cần xây dựng được định mức dự trữ phù hợp.
Ý kiến 3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Để phục vụ cho việc đối chiếu, xử lý và cung cấp thông tin kế toán Công ty nên tách một chứng từ ghi sổ phản ánh việc xuất nguyên vật liệu thành 2 chứng từ ghi sổ. Như vậy, tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu của Công ty sẽ được kế toán nguyên vật liệu phản ánh trên 4 chứng từ ghi sổ.
- 2 Chứng từ ghi sổ phản ánh việc nhập nguyên vật liệu.
+ 1 Chứng từ ghi sổ phản ánh việc nhập nguyên vật liệu do mua ngoài. + 1 Chứng từ ghi sổ phản ánh việc nhập nguyên vật liệu từ nguồn khác.
- 2 Chứng từ ghi sổ phản ánh việc xuất nguyên vật liệu.
+ 1 Chứng từ ghi sổ phản ánh việc xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho quá trình thi công.
+ 1 Chứng từ ghi sổ phản ánh việc xuất nguyên vật liệu phục vụ cho đối tượng khác.
VD: Từ CTGS số 0161, ta có thể lập chứng từ ghi sổ số 0161 phản ánh việc xuất nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho thi công, và chứng từ ghi ghi sổ số 0162 phản ánh việc xuất nguyên vật liệu cho các đối tượng khác.
CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31/07/2004 SốCTGS: 0161
Trích yếu TK đối ứng Số tiền
TK ghi Nợ TK ghi Có Nợ Có
Nguyên liệu, vật liệu 1521 1.029.120.448
Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp 621:CTA03 1.029.120.448
Cộng 1.029.120.448 1.029.120.448
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SốCTGS: 0162
Trích yếu TK đối ứng Số tiền
TK ghi Nợ TK ghi Có Nợ Có
Nguyên liệu, vật liệu 1521 14.105.000
Xuất xăng A92 phục vụ quản 621:CTA03 14.105.000 lý đội công trình
Cộng 14.105.000 14.105.000
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
Ý kiến 4. Thực hiện công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
Trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, một sự thay đổi nhỏ của khoản chi phí nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì biện pháp không thể thiếu là giảm chi phí nguyên vật liệu trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, Công ty phải quan tâm đến công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. Công ty sẽ bắt đầu từ nguồn từ việc nghiên cứu tìm hiểu nguồn cung cấp nguyên vật liệu đến việc thu mua nguyên vật liêu, bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu như thế nào nhằm xác định Công ty có năng động trong việc thu mua nguyên vật liệu hay không. Và thực tế nguồn cung cấp nguyên vật liệu có đảm bảo được đầy đủ, kịp thời đúng chủng loại, quy cách không. Mặt khác công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu còn phải quan tâm đến việc dự trữ nguyên vật liệu, xem xét mức dự trũ hiện tại có đảm bảo cho quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định hay không từ đó xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý tránh tình trạng ứ đọng hay không cung cấp đủ cho công trình.
Công việc của kế toán là cần phải xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, xem xét sự biến động của khoản này giữa kế hoạch với thực tế sản xuất từ đó tìm ra những nguyên nhân của sự biến động mức tiêu hao là do giá cả thay đổi hay do tính chất khan hiếm của nguyên vật liệu đó trên thị trường... Trên cơ sở những phân tích Công ty sẽ đánh giá được việc sử dụng nguyên vật liệu vào quá trình thi công là lãng phí hay tiết kiệm, đồng thời đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
- Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu:
Để phân tích tình hình cung cấp NVL có đảm bảo cho nhu cầu sử dụng hay không, Công ty có thể lập bản phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu theo bảng sau:
STT Tên vật liệu ĐVT Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Tỷ lệ %
A B C 1 2 3 = 2 - 1 4 = (3/1)
1 Nhựa đường kg 35 000 37 850 2 850 8,14
2 Đá cấp phối loại 1 m3 200 166 - 34 - 17
...
Căn cứ vào tỷ lệ % và số chênh lệch tuyệt đối trong bảng Công ty sẽ thấy được những NVL nào đã cung cấp hoàn thành kế hoạch, chưa hoàn thành kế hoạch.... từ đó Công ty sẽ có kế hoạch thu mua cho kỳ sau tốt hơn, tránh tình trạng ứ động hay không đáp ứng nhu cầu sản xuất.
- Phân tích tình hình dự trữ.
Xem xét tình hình dự trữ NVL có đảm bảo cho quá trình thi công hay không Công ty có thể dùng bảng phân tích dự trữ như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỰ TRỮ NVL STT Tên vật liệu ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tổng Xuất Hệ số (H) A B C 1 2 3=(2+1) 4 5=(3/4) 1 Cát vàng m3 0 159 159 159 1 2 Đá dăm cấp phối loại 1 m3 0 1 266 1 266 1 266 1 3 Xi măng kg 0 113 000 113 000 111 898 1,01
Thông qua hệ số Công ty sẽ biết được tình hình dự trữ NVL hiện tại như thế nào. Phân tích tình hình giá cả, sự biến động để có kế hoạch thu mua, dự trữ phù hợp.
- Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu:
Để phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ta có thể sử dụng bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
STT Tên vật liệu ĐVT Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Tỷ lệ %
A B C 1 2 3=(2-1) 4=(3/1) 1 Gỗ ván Tấn 5 6 1 20 2 Ống cống bêtông loại 2 Cái 500 500 0 0 3 Thép tròn Cây 7 000 7 263 263 3,76
Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm và số chênh lệch, Công ty sẽ biết tình hình sử dụng NVL. Tuy nhiên, với trường hợp sử dụng vượt qua mức kế hoạch thì Công ty phải xem xét số vượt mức đó là do vượt kế hoạch sản xuất hay sử dụng lãng phí để từ đó có biện pháp xử lý.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long em nhận thấy rõ được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng to lớn của công tác kế toán nguyên vật liệu tới quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hạch toán nguyên vật liệu là công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình và chỉ đạo sản xuất cũng như việc lập kế hoạch thu muc, sử dụng và chi tiêu nguyên vật liệu thích hợp từ đó có ý nghĩa quyết định đến việc hạ giá thành công trình, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy tổ chức kế toán nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng là nhu cầu tất yếu của công tác quản lý. Công tác kế toán nguyên vật liệu cần phải được quan tâm đúng mức, luôn được hoàn thiện và đổi mới.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các Cô chú, Anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán và giáo viên hướng dẫn em đã có được những kiến thức thực tế nhất định về quá trình kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, đã nêu lên những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty và mạnh dạn đề xuất những ý kiến với mong muốn công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu của Công ty không ngừng hoàn thiện và ngày càng phát huy được những mặt mạnh, hạn chế được những khuyết điểm của mình.
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian thực tập còn nhiều hạn chế, công tác quản lý hạch toán nguyên vật liệu là một công tác phức tạp nên bản luận văn này mới chỉ đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu và chắc chắn cồn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến cảu thầy cô giáo và các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chi dẫn tận tình của cán bộ phòng Kế toán Công ty xây dựng số 8 Thăng Long và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Đình Đỗ đã trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I : ... 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ... 3
1.1.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiêp sản xuất: ... 3
1.1.1.Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: ... 3
1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: ... 4
1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán: ... 5
1.2.Tổ chức phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: ... 6
1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu: ... 6
1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu: ... 8
1.2.2.1.Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu: ... 8
1.2.2.2.Đánh giá vật liệu: ... 9
1.2.2.2.1. Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho: ... 9
1.2.2.2.2. Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: ... 10
1.3.Tổ chức hạch toán chi tiết: ... 12
1.3.1.Chứng từ kế toán sử dụng: ... 12
1.3.2. Các phương pháp hạch toán chi tiết: ... 13
1.3.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song: ... 13
Thẻ kho ... 14
Bảng kê Nhập - Xuất - Tồn ... 14
1.3.2.2. Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển: ... 15
Thẻ kho ... 16
Phiếu xuất ... 16
Bảng kê nhập ... 16
Bảng kê nhập ... 16
1.4.Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu: ... 17
1.4.1.Các phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: ... 17
1.4.2.Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX: ... 19
1.4.2.1. Tài khoản sử dụng: ... 19
1.4.2.2. Phương pháp kế toán nhập nguyên vật liệu: ... 19
1.4.2.3. Phương pháp kế toán xuất (giảm) nguyên vật liệu: ... 23
1.4.2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK ... 24
1.4.2.1.Tài khoản sử dụng: ... 24
1.4.2.2.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: ... 25
1.5. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng máy vi tính ... 27
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG ... 32
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất vầ tổ chức quản lý sản xuất ở Công ty xây dựng Thăng Long: ... 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty xây dựng số 9 Thăng Long: ... 32
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty: ... 34
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất ở công ty: ... 36
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long: ... 37
2.2. Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán ở Công ty xây dựng số Thăng Long: ... 38
2.2.1. Giới thiệu chung về phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng: ... 38
Chứng từ gốc ... 39
Bút ... 39
2.2.2. Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long: ... 40