Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) và truyền burst

Một phần của tài liệu một số giải pháp kỹ thuật của hãng idirect và ứng dụng để thiết kế mạng vsat cho hệ thống thông tin ngành hàng không dân dụng việt nam (Trang 35 - 37)

Hình 2.2: Băng thông sóng mang truyền dẫn theo TDMA

Từ hình 2.2 cho thấy ở TDMA, Các trạm mặt đất khác nhau gửi lên vệ tinh các chùm (burst) năng lượng tần số RF trong đó có chứa các gói tin. Trong khe thời gian dành cho một trạm mặt đất cụ thể, tín hiệu của trạm đó sử dụng toàn bộ dải thông của bộ phát đáp vệ tinh. Với kỹ thuật này thì các trạm mặt đất sử dụng phương thức điều chế đường bao không đổi, ví dụ như QPSK, và chỉ có một tín hiệu điều chế tốc độ cao truyền qua bộ phát đáp vệ tinh trong bất kỳ khoảng thời gian nào, cho nên ở đây không phát sinh hiện tượng xuyên nhiễu điều chế và không yêu cầu lùi công suất (Backoff) trên vệ tinh. Tuy nhiên, khoảng thời gian phát thông tin của một trạm đầu cuối phải được định thời chính xác và không lấn sang trạm đầu cuối khác. Do vậy cần có sự đồng bộ thời gian chính xác trong hệ thống. Hệ thống TDMA đơn giản có các khe thời gian được ấn định cố định. Hệ thống phức tạp thường cho phép tạo các khe thời gian theo yêu cầu truyền dẫn của trạm.

f t VSAT 1 VSAT 2 VSAT 3 VSAT 4

Một đặc điểm khác của TDMA là do truyền dẫn theo các khoảng thời gian rời rạc, nên mỗi lần trạm đầu cuối phát thông tin (burst), yêu cầu tốc độ phát cao hơn nhiều so với dung lượng truyền dẫn thực sự của trạm. Điều này dẫn đến yêu cầu EIRP của trạm cao hơn so với dùng kỹ thuật FDMA có cùng dung lượng.

2.1.3. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)

Kỹ thuật đa truy nhập theo mã hay còn gọi là kỹ thuật trải phổ mới được ứng dụng nhiều trong các hệ thống thông tin di động mặt đất và hệ thống vệ tinh tầm thấp trong những năm gần đây, việc sử dụng tài nguyên của mạng với kỹ thuật này được mô tả trên hình 2.3.

Hình 2.3: Băng thông sóng mang truyền dẫn theo CDMA

Trong CDMA, trạm VSAT đầu cuối của mạng phát liên tục trên cùng băng tần của kênh. Để nhận dạng được tín hiệu mong muốn, mỗi máy phát và thu phải có một chữ ký riêng biệt, đó là các chuỗi số nhị phân, gọi là mã. Mỗi trạm được cấp một mã trải phổ khác nhau mà không bị khôi phục lại ở các trạm đầu cuối khác. Tại đầu thu ở Hub, tín hiệu của từng trạm được tách bằng cách nhân tín hiệu thu được với mã trải phổ tương ứng. Với cơ chế này ở đầu thu tín hiệu mong muốn được khôi phục lại; tín hiệu các kênh khác và nhiễu

f t VSAT 1 VSAT 2 VSAT 3 VSAT 4

tạp lại bị trải phổ ra trên toàn băng và có mức ngưỡng thấp hơn tín hiệu mong muốn.

Trong thông tin vệ tinh địa tĩnh, tuyến phát từ Hub cho các trạm VSAT CDMA vẫn áp dụng phương thức phát trên một sóng mang duy nhất cho toàn mạng. Để tránh gây nhiễu các vệ tinh gần kề, cần có băng thông đủ rộng để trải phổ công suất tuyến phát trạm VSAT mặt đất.

Nếu hệ thống CDMA có nhiều trạm cùng truy nhập trên một băng tần thì tổng mức tín hiệu các kênh khác cộng dồn cũng tạo ra mức nhiễu nền đáng kể so với tín hiệu được khôi phục. Ngoài ra cần có sự kiểm soát và điều khiển công suất phát của các trạm đầu cuối để vẫn đảm bảo chất lượng thông tin nhưng không quá cao có thể gây nhiễu cho các trạm đầu cuối khác. Do vậy áp dụng CDMA cũng hạn chế số lượng trạm cùng truy nhập trong một dải tần số và hiệu quả sử dụng băng thông không cao khi so sánh với kỹ thuật TDMA.

Một phần của tài liệu một số giải pháp kỹ thuật của hãng idirect và ứng dụng để thiết kế mạng vsat cho hệ thống thông tin ngành hàng không dân dụng việt nam (Trang 35 - 37)