II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ.
2. Xây dựng kế hoạch mua sắm
Quá trình lập kế hoạch mua sắm vật tư là những bước công việc phải làm để có được kế hoạch cụ thể phục vụ cho sản xuất. Đối với các doanh nghiệp, việc lập kế hoạch mua sắm vật tư chủ yếu là do phòng kinh doanh lập, nhưng thực tế có sự tham gia của nhiều bộ phận trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp. Các giai đoạn lập kế hoạch mua sắm vật tư gồm có:
- Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến nội dung và chất lượng của kế hoạch vật tư. ở giai đoạn này, cán bộ thương mại doanh nghiệp phải thực hiện công việc sau:
+ Nghiên cứu và thu thập các thông tin về thị trường các yếu tố sản xuất. VD như : Dung lượng thị trường, khả năng đáp ứng các nhu cầu của công ty
+ Chuẩn bị các tài liệu về kế hoạch sản xuất-kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm VD: Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ của công ty trong kỳ
+ Mức tiêu dùng nguyên nhiên vật liệu, yêu cầu của các phân xưởng, tổ đội sản xuất và của doah nghiệp...VD: Mức tiêu dùng NVL có thể tính theo phương pháp định mức hoặc phương pháp ước lượng.
- Giai đoạn tính toán các loại nhu cầu của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất để có được kế hoạch mua vật tư chính xác và khoa học đòi hỏi phải xác định được đầy đủ các loại nhu cầu vật tư cho sản xuất. Đây là căn cứ quan trọng để xác định lượng vật tư cần mua về cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường
với cơ chế tự trang trải và có lợi nhuận để tồn tại và phát triển, việc xác định đúng đắn các loại nhu cầu có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.
- Giai đoạn kết thúc của kế hoạch mua sắm vật tư: Đây là giai đoạn xác định số lượng vật tư hàng hoá cần phải mua về cho doanh nghiệp. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc mua sắm và sử dụng vật tư kỹ thuật. Nhu cầu mua sắm phải được tính toán một cách khoa học, cân nhắc mọi tiềm năng của doanh nghiệp. Trong điều kiện đó mục tiêu của việc lên kế hoạch vật tư là làm sao khối lượng vật tư mua về ở mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.