II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ.
3. Công tác định mức kinh tế kỹ thuật
Vật tư ở công ty TNHH Duyên Hà dù đã được quản lý một cách nghiêm túc nhưng cũng không tránh khỏi việc thất thoát lãng phí nên công ty cần lập kế hoạch định mức kinh tế kỹ thuật.
Xây dựng định mức tiêu hao vật tư hợp lý, duy trì định mức tiêu hao cho tất cả các loại sản phẩm, làm căn cứ cho việc xây dựng đơn hàng và tạo điều kiện cho công tác quản lý, cấp phát vật tư được chặt chẽ, gọn nhẹ
Vật tư không được kiểm soát chặt chẽ, bộ phận trực tiếp sử dụng sẽ không có ý thức tiết kiệm, không đặt ra những biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả. Phân công phân nhiệm không rõ ràng, khi giá thành bị đẩy lên, chất lượng không đảm bảo, lợi nhuận giảm, khó khăn về tài chính, công ty không biết quy trách nhiệm cho bộ phận nào để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Xây dựng định mức tiêu hao vật tư cũng vì thế mà tạo ra một thái độ nghiêm túc cho người cấp phát và người sử dụng vật tư, đồng thời góp phần làm lành mạnh bầu không khí sản xuất-kinh doanh của công ty.
Định mức tiêu hao cho tất cả vật tư không phải là việc đơn giản song công ty cần biết kết hợp giữa kinh nhgiệm và phân tích khoa học để tiếp tục duy trì.
- Tổ chức phân tích tình hình sử dụng vật tư định kỳ.
Sau mỗi kỳ thực hiện, công ty tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình cấp phát vật tư. Đơn vị thời gian có thể tính theo quý hoặc theo thời gian hoàn tất một đơn hàng...tuỳ theo mức độ biến động và sự cần thiết sau mỗi quá trình. Nội dung đánh giá bao gồm từ khâu tiếp nhận vật tư, tổ chức cấp phát, các thủ tục, chứng từ bảo
đảm tính pháp lý, đến công tác bảo quản, dữ trự, tình hình dự trữ, tồn kho. Đánh giá phải làm rõ tình hình, nêu được mặt tốt, mặt khiếm khiết và phương hướng trong thời gian tới cũng như những kiến nghị để rút kinh nghiệm và đưa ra những biện pháp cải tạo kịp thời.
Làm tốt công tác này, công ty sẽ đánh gía được hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực thi cũng như đưa ra một định mức vật tư hợp lý nhất tạo điều kiện cho việc quản lý hệ thống sản xuất - kinh doanh được chặt chẽ, đúng đắn.
- Phát động chính sách tiết kiệm vật tư tới từng khâu, từng CBCNV, đặc biệt là hai quá trình Pha và Cắt.
Chính sách tiết kiệm không thể thực hiện đơn thuần bằng cách kêu gọi người lao động không lãng phí nguyên vật liệu mà phải trang bị cho họ những kiến thức để thực hành tiết kiệm. Kiến thức đó chính là trình độ tay nghề của người lao động mà công ty phải biết vun đắp, duy trì và bồi dưỡng cho nó.Có được đội ngũ nhân công thành thạo tay nghề, công ty phải biết nâng cao ý thức lao động của họ,làm cho mọi người thấy được rằng khi lãng phí một nguyên vật liệu họ đã làm mất đi bao nhiêu đồng vốn và sự lớn mạnh của công ty gắn liền với sự đóng góp và quyền lợi của mỗi cá nhân.
Bên cạnh đó, công ty cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể tới người lao động để họ hiểu rõ những việc cần, không cần và phương pháp thực thi. Văn bản hướng dẫn phải có nộidung rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu đối với người lao động. Đồng thời khai thác tối đa công suất giờ công để tiết kiệm thời gian, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.
Để biện pháp trên mang tính khả thi và chủ động hơn, công ty cần thực hiện một số hoạt động sau:
+ Mở rộng thị trường: Chủ động khai thác, thăm dò thị trường trên cơ sở duy trì quan hệ tốt với bạn hàng cũ, tìm kiếm bạn hàng mới, tập trung xúc tiến việc sản xuất, hoàn thiện công nghệ, đặc biệt chú trọng vào loại sản phẩm chất lượng cao nhằm kí kết những hợp đồng lớn, dài hạn.
+ Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất liên quan đến rất nhiều khâu. Để tổ chức hợp lý quá trình ấy, các khâu của hệ thống được quản lý rất
chặt chẽ. Các khâu đó có thể kể đến: công tác kế hoạch, công tác vật tư, công tác tổ chức sản xuất, công tác tiêu thụ và công tác chất lượng. Nếu một trong các khâu này đình trệ, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó, đòi hỏi về vốn sẽ lại đặt ra.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của biện pháp, để đi vào thực tế, Ban lãnh đạo phải hết sức quyết tâm thực hiện các kế hoạch đặt ra, đồng thời mỗi cán bộ công nhân viên cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, cũng như vai trò, trách nhiệm trước tập thể.
Khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị, tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện hệ thống phục vụ sản xuất, duy trì và phát triển hệ thống chất lượng đã xây dựng.
Máy móc thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu. Tư liệu sản xuất rất quan trọng trong quá trình sản xuất, sử dụng nó để tạo ra sản phẩm. Năng suất, chất lượng bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó một yếu tố cơ bản là máy móc thiết bị.
Tình trạng thực tế máy móc thiết bị ra sao? Được đánh giá vào loại nào ?(tiên tiến, trung bình, hay yếu), đã khấu hao bao nhiêu?...Tất cả các câu hỏi ấy công ty đều phải quan tâm.
Máy móc thiết bị tiên tiến, trình độ tự động hoá càng cao thì chất lượng càng được đảm bảo.
Tuy nhiên vai trò của máy móc thiết bị phải được xem xét đúng đắn. Có một số nhận thức sai lầm về chất lượng, một trong số đó là:” Cải tiến chất lượng đòi hỏi phải đầu tư lớn”. Thực tế không phải như vậy, Nhà xưởng, máy móc thiết bị là quan trọng nhưng chỉ là một phần, bản thân chúng không đủ để làm chất lượng cao. Nhiều công ty có trang thiết bị không kém gì các nước Châu Âu hay Bắc Mỹ nhưng chất lượng vẫn thấp. Vấn đề đặt ra ở đây là máy móc thiết bị ấy được sử dụng ra sao? Kết hợp các yếu tố khác vào quá trình sản xuất như thế nào? Tất cả yếu tố đó mới tạo ra chất lượng.
Khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị là một giải pháp quan trọng của công ty trong giai đoạn hiện nay. Khả năng vốn là có hạn song nhu cầu về vốn đang đặt ra.Khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ
chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. Mặt khác công ty sẽ nâng cao được năng lực sản xuất, tiết kiệm được chi phí nói chung, rút ngắn thời gian khấu hao máy móc thiết bị, Giảm mức độ lạc hậu của máy móc, đáp ứng nhu cầu thường xuyên bổ xung và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ.
Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, công ty tiếp tục đầu tư cho việc hiện đại hoá dây chuyền công nghệ bằng cách tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các mã giầy chất lượng cao, mua mới máy móc thiết bị đã quá cũ kĩ, lạc hậu, không đảm bảo an toàn, vệ sinh và năng lực sản xuất như một số máy móc công ty trang bị tổytước đó. Khoa học công nghệ luôn phát triển không ngừng, đòi hỏi có sự cập nhật. Do vậy đầu tư cho công nghệ sản xuất là hết sức thiết thực để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Quản lý thực hiện định mức là quá trình thực hiện các biện pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhằm hướng dẫn và bắt buộc sản xuất kinh doanh phải thực hiện những qui định trong sử dụng vật tư nhằm khai thác tối đa khả năng tiết kiệm vật tư . Yêu cầu quản lý thực hiện định múc phải nắm vững tình hình tiêu dùng vật tư, so sánh đối chiếu định mức, phân tích các nhân tố ảnh hưởng để đề ra các biện pháp tiết kiệm vật tư. Chủ động tìm mọi biện pháp khai thác khả năng để thực hiện giảm định mức. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện định mức, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tiên tiến nhằm tiết kiệm vật tư.
Tùy thuộc phạm vi, mức độ ở mỗi cấp quản lý đều phải thực hiện tót việc quản lý quá trình áp dụng định mức trong thực tiễn sản xuất , quản lý các nguồn khả năng tiết kiệm và đề ra biện pháp tiết kiệm, quản lý chính sách chế độ các quy trình xây dựng và thực hiện định mức. Nguồn khả năng có thể khai thác ngay bằng cách cải tiến phương pháp gia công để giảm tiêu hao,cải tiến khuôn mẫu giá lắp, cảI tiến phương thức cắt (cắt phối hợp). Các nguồn khả năng cần nuôI dưỡng, tích lũy để khai thác lâu dài như bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân, phát động thi đua sản xuất và ý thức làm chủ tập thể của người lao động, sử dụng các đòn bẩy kinh tế kích thích tiết kiệm, cải tiến máy móc và điều kiện lao động.