Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần Xây dựng thương mại và Dịch vụ văn hoá gồm:

Một phần của tài liệu Nâng khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng (Trang 30 - 33)

Dịch vụ văn hoá gồm:

- Đại hội cổ đông. - Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc

*Đại hội cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông thông qua quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản.

Cuộc họp ĐHĐCĐ có họp thường niên mỗi năm một lần do HĐQT triệu tập và chủ trì

+ Họp bất thường: Thẩm quyền triệu tập nội dung họp có thể HĐQT, cổ đông chiếm giữ trên 10% cổ phần hoặc Ban kiểm soát .

+ Điều kiện tiến hành họp: khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất là 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết .Trường hợp lần thứ nhất không đủ điều kiện thì tiến hành.

Triệu tập cuộc họp lần thứ hai, lần này chỉ cần dự họp ít nhất 51%và trong thời hạn 30 ngày. Trường hợp thứ hai không đủ điều kiện thì họp lần thứ 3 sau 20 ngày từ ngày họp lần thứ 2 lần này không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp.

Quyền quyết định của ĐHCĐ được thông qua khi có ít nhất 65% đến 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.

Các cổ đông thiểu số phải chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ. Trường hợp không đồng ý có quyền tự mình hoặc cùng luật sư, kế toán kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo hoặc yêu cầu công ty mua lại số cổ phần của mình hoặc nhượng bán cổ phần của mình cho người khác.

ĐHĐCĐ có quyền: - Sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty, thông qua định hướng phát triển của công ty,quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán trừ cổ phần ưu đãi hoặc biểu quyết do tổ chức được Chính phủ uỷ quyền, bầu miễn nhiệm bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, quyết định số cổ tức hàng năm, quyết định thù lao khen thưởng và lợi ích khác của hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

*Hội đồng quản trị( HĐQT): Là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.

- HĐCĐ gồm 5 người do ĐHCĐ bầu ra theo phương thức dồn phiếu

- HĐQT bầu ra chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch HĐQT theo phương thức phổ thông đồng phiếu.

- Mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết giá trị như nhau khi thông qua các quyết định của Hội đồng. Phiếu có thể trực tiếp bằng hình thức: Biểu

quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín trong cuộc họp hội đồng, hoặc bằng tờ phiếu khi thông qua Hội đồng bằng văn bản.

- Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm

- Tiêu chuẩn và điều kiện là thành viên HĐQT là cổ đông nắm giữ >= 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh chủ yếu của công ty và có đủ năng lực và hành vi dân sự.

Quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông( ĐHĐCĐ): Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty, Quyết định huy động vốn khác, phương thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng vốn theo phân cấp không thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ,quyết định phát hành trái phiếu, quyết định chào bán cổ phần mới, quyết định mua lại cổ phần không quá 10 % tổng số cổ phần đã được chào bán tại thời điểm gần nhất, quyết định phương án đầu tư, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, quyền giám sát chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh của công ty.

* Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về việc thực hiện quyền được giao

Quyền quyết định của giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, quyết định huy động vốn không lớn và vốn điều lệ của công ty, quyết định lương phụ cấp đối với người lao động, tuyển dụng lao động xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Công ty sử dụng mô hình tổ chức theo địa bàn kinh doanh, công ty có 3 chi nhánh ở 3 nơi khác nhau của đất nước việc này cho phép công ty áp ứng được yêu cầu của khách hàng theo từng vùng và giảm được chi phí vận chuyển.

Cơ cấu theo địa dư cho phép kiểm soát tốt hơn cơ cấu chức năng bởi vì có một số cấp sẽ quản lý theo khu vực địa dư mà trước đây một mình bộ phận trung tâm phải làm hết, đồng thời chức năng được tập trung hoá vào trung tâm điều hành trong toàn doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp có thể vừa tận dụng lợi thế về quy mô trong việc đưa trong việc mua và phân phối, vừa giảm bớt những vấn đề phối hợp thông tin.

Trong sản xuất kinh doanh thì trường doanh nghiệp không chỉ trên một địa bàn mà là trên nhiều địa bàn khác nhau, để quản trị tốt Công ty CTS đã chọn cách tổ chức theo thị trường, thiết lập chi nhánh theo địa dư.

Ưu điểm: của cơ cấu này: Có thể đề ra các nhiệm vụ và chương trình sản xuất theo đặc điểm nhu cầu cụ thể; có thể tăng hoạt động của các bộ phận chức năng và hướng hoạt động này vào thị trường cụ thể; thuận tiện đào tạo cán bộ quản trị chung, am hiểu từng thị trường.

Nhược điểm: Khó hoạt động thực tế trên chiều rộng của doanh nghiệp một cách nhất quán; đòi hỏi có nhiều cán bộ quản trị hơn; công việc có thể bị trùng lặp; khó duy trì việc đề ra quyết định và kiểm tra một cách tập trung.

Một phần của tài liệu Nâng khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng (Trang 30 - 33)