1.3. Phương pháp và công cụ
Thảo luận nhóm, đóng vai, kiến tập, truyền đạt, xem băng video, học tại nhà NKT và giáo dục đồng đẳng.
1.4. Loại hình đào tạo
Tập huấn ban đầu và hỗ trợ học tập tại nhà.
1.5. Thời gian
Tuỳ thuộc vào dạng tật ( 3-5 ngày)
1.6. Đánh giá
Để đánh giá kết quả đổi mới kiến thức của người học, THV có thể sử dụng
các câu hỏi thích hợp trong bộ câu hỏi trắc nghiệm trước/sau tập huấn được liệt kê trong phục lục của cẩm nang này. Để đánh giá thực hành của cha mẹ có thể sử dụng công cụ ở cuối tài liệu.
Mỗi kỹ năng thực hành hoặc mỗi bài tập đều có thể được đánh giá bằng các bảng kiểm. Trong các động tác diễn ra sẽ được mô tả theo trình tự từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Do vậy, tập huấn viên cần soạn bảng kiểm cho các bài tập hoặc các kỹ năng thực hành khác nhau. Cấu trúc của bảng kiểm nhìn chung sẽ gồm các bước như sau:
Mẫu bảng kiểm đánh giá kỹ năng thực hành:
Ví dụ đánh giá kỹ năng của gia đình trong việc hỗ trợ NKT tập đứng dậy từ ghế tựa
TT Các hoạt động Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt điểm
1 Giải thích cho người bệnh
cần phải làm gì Để phối hợp cho tốt Yên tâm, cộng tác 1 2 Chỉnh tư thế cho người
NKT ngồi sát vào lưng ghế
cho dễ làm và NKT thoải mái
NKT ngồi thẳng người, lưng sát vào lưng ghế 1 3 Để NKT đưa vai và thân
mình ra trước Dồn trọng tâm về phía trước Làm đúng chính xác 2 4 NKT đứng dậy Thực hiện động tác đứng dậy đứng dậy nhẹ nhàng, dễ dàng 2 Để họ ngồi xuống và làm lại vài lần. Để nhớ động tác Làm đúng động tác 2 Nhận xét cử động của NKT Để họ rút kinh nghiệm Ngắn gọn, rõ ràng 1 5 Yêu cầu NKT nhắc lại một số lần nữa. 1
Tương tự như động tác đó, các bài tập khác đều có thể viết ra các bước như vậy và dùng để đánh giá các kỹ năng thực hành khác của học viên.
Danh sách các kỹ năng thực hành PHCN mà gia đình NKT/ cha mẹ TKT cần làm được:
1. Đặt TKT/ NKT ở tư thế đúng (ngửa/ nghiêng bên) 2. Lăn trở từ nằm ngửa sang nghiêng bên và ngược lại 3. Đỡ ngồi dậy từ tư thế nằm ( chọn một trong nhiều cách) 4. Đang ngồi đứng dậy (từ ghế hoặc giường)
5. Đỡ NKT/ TKT tập đi
6. Thực hành cách đi 2 điểm, 3 điểm và đi 4 điểm. 7. Tập một khớp (nào đó) theo tầm vận động thụ động. 8. Tập kéo giãn khớp vai và cổ chân bên liệt
9. Mặc áo cho người bị liệt tay bên trái 10. Cho trẻ bại não ăn và uống
11. Thực hành dạy trẻ CPTKT chải đầu, mặc áo… 12. Thực hành giao tiếp với trẻ bị giảm thính lực 13. Thực hành xử trí cơn động kinh
14. Thực hành phát hiện các dạng khuyết tật. 15. Làm nạng nách
16. Làm nạng khuỷu
17. Làm thanh song song cố định 18. Làm đai nâng chân
Tất nhiên, tuỳ thuộc vào dạng tật và tình trạng chức năng của NKT/TKT trong gia đình mà cha mẹ của TKT/thành viên gia đình của NKT chỉ cần biết một số các thực hành cơ bản, mà không nhất thiết phải biết thực hành cả 18 hoạt động như đã liệt kê trên.
1.7. Tài liệu/ Tài liệu tham khảo và nguồn
Một số tập tài liệu về PHCNDVCĐ và tài liệu phát tay.
1.8. THV
THV cho khóa tập huấn cơ bản PHCNDVCĐ cho gia đình NKT nên là cán bộ PHCNCĐ cấp huyện được trợ giúp bởi cán bộ PHCNDVCĐ xã, đã được tập huấn về PHCN và phương pháp giảng dạy.
1.9. Tổ chức lớp học
Lớp tập huấn nên được tổ chức với một nhóm nhỏ người nhà của NKT/cha mẹ TKT có cùng một loại tật để nội dung tập huấn được trọng tâm.