2. Câu hỏi phân tích, đánh giá
5.7. Sử dụng phương tiện hỗ trợ tập huấn
Phương tiện hỗ trợ tập huấn là những trang thiết bị và công cụ hỗ trợ quá trình dạy và học thông qua kích thích sử dụng các giác quan: nghe, nhìn và tiếp xúc trực tiếp. Các tập huấn viên theo phương pháp tập huấn có sự tham gia thường sử dụng nhiều loại phương tiện hỗ trợ khác nhau.
Con người thu nhận thông tin qua 5 giác quan, vì vậy nếu chỉ trình bày bằng lời nói thì sự tiếp thu sẽ không hiệu quả. Nguồn thông tin sẽ được tiếp nhận
có hiệu quả hơn nếu khi trình bày có các phương tiện hỗ trợ trực quan. Khi tập huấn cho người lớn, việc sử dụng phương tiện hỗ trợ tập huấn trong tập huấn là rất cần thiết, do học viên sẽ học có hiệu quả hơn khi được nhìn thấy những kết quả, hình ảnh cụ thể về kiến thức, kỹ năng mà họ sẽ học. Để sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ, tập huấn viên cần tuỳ từng bài học cụ thể, điều kiện thực tế mà lựa chọn và sử dụng những phương tiện dạy học cho phù hợp.
Các loại phương tiện hỗ trợ tập huấn
Các loại phương tiện hỗ trợ tập huấn thường được sử dụng trong tập huấn là
• Bảng viết phấn và bảng trắng • Bảng giấy lật • Bản đồ và bảng trình bày • Bảng dính từ
• Tranh vẽ • Mô hình
• Chiếu hình bằng máy tính • Phim trong và máy chiếu
• Phim / ảnh • áp phích
• Bảng dính • Tài liệu phát tay
Các nguyên tắc sử dụng phương tiện hỗ trợ tập huấn
n Chuẩn bị những nội dung cần thể hiện trên phương tiện hỗ trợ tập huấn (Tập trung vào những điểm quan trọng)
n Phù hợp với mục tiêu, nội dung cần thể hiện và điều kiện thực tế nơi tập huấn n Dùng màu sắc để tạo tác động mạnh, làm cho các phương tiện hỗ trợ tập
huấn trông lý thú hấp dẫn.
n Nên chọn tranh ảnh hoặc bảng biểu thay cho từ ngữ.
n Thể hiện tất cả những phần trực quan theo một trật tự lôgíc nhất định. n Kiểm tra xem khi trình bày phương tiện hỗ trợ tập huấn thì những khu vực
xa nhất của lớp học có nhìn rõ, đọc rõ được không ?
n Tránh việc đọc lại nguyên văn nội dung phương tiện hỗ trợ tập huấn. n Tạo sự chú ý hợp lý.
n Sử dụng thành thạo
n Kiểm tra lại phương tiện hỗ trợ tập huấn trước khi sử dụng
Lưu ý cụ thể khi sử dụng một số loại phương tiện hỗ trợ tập huấn
Bảng
n Chỉ ghi những từ/ ý chính n Không vừa nói vừa viết
n Cố gắng tránh quay lưng về phía học viên n Chữ to, rõ ràng
n Chia bảng thành các phần cho các nội dung khác nhau
Giấy khổ to
n Liệt kê những nội dung cần viết từ khái quát đến chi tiết. n Sử dụng mực đỏ và mực đen
n Sử dụng từ chính để viết
n Gạch chân nội dung quan trọng. n Chữ viết to, rõ ràng
n Một tờ giấy không quá 8 ý
Giấy trong (dùng cho máy đèn chiếu)
n Mỗi dòng không quá 6 chữ. n Sử dụng từ chính
n Mỗi tờ không quá 6 dòng n Chữ viết to, rõ ràng
n Thống nhất về kiểu phông và kiểu chữ
n Để giấy trắng giữa hai tờ giấy trong để tránh xước. n Sắp xếp giấy theo thứ tự
Sử dụng máy chiếu
n Chuẩn bị máy chiếu, màn hình, nguồn điện n Kiểm tra tình trạng hoạt động trước khi sử dụng n Chuẩn bị sẵn giấy trong, bút viết
n Làm thử
n Đánh dấu vị trí để máy
n Chọn vị trí đứng không che lấp màn hình n Tắt máy khi không sử dụng
n Sắp xếp giấy theo thứ tự
Trình bày bằng PowerPoint
n Mỗi trang không quá 6 dòng n Chỉ dùng cụm từ, câu chính
n Chọn mẫu chữ tròn, đậm với cỡ chữ đủ lớn (VD .VnArial 36) n Chuẩn bị máy chiếu, màn hình, máy tính, nguồn điện n Kiểm tra tình trạng hoạt động trước khi sử dụng
n Làm thử
n Chọn vị trí đứng hoặc ngồi không chắn tầm nhìn của học viên n Tắt máy khi không sử dụng
Video
n Chuẩn bị sẵn và kiểm tra đầu máy, băng hình, nguồn điện
n Thử chiếu
n Bố trí nơi đặt màn hình để có thể thấy rõ
Mô hình
n Chuẩn bị sẵn và kiểm tra mô hình trước khi sử dụng n Bố trí nơi đặt mô hình để tất cả có thể thấy rõ
Tranh vẽ/ áp phích
n Tranh lớn, có màu sắc
n Tranh vẽ phù hợp với phần nội dung cần minh hoạ
Nhìn chung, để sử dụng các phương tiện hỗ trợ tập huấn đạt hiệu quả cao nhất, nên dành thời gian để tập sử dụng trước, nhất là đối với những máy móc thiết bị cần có nguồn điện.