Tập huấn lấy học viên làm trung tâm

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng (Trang 37 - 40)

chương ii: phương pháp VÀ tổ chỨc tập huấn phỤc hỒi chỨc nĂng DỰA

1.2.Tập huấn lấy học viên làm trung tâm

n Quy trình dạy- học theo quan điểm dạy học tích cực. Theo quan niệm tiến

bộ hiện nay, dạy và học đã được hợp nhất thành quy trình dạy- học, trong đó người dạy hướng dẫn, khích lệ để người học tích cực chủ động đạt được mục tiêu học tập. Theo quan niệm này quy trình dạy- học gồm 4 bước. – Xác định mục tiêu học tập.

– Xác đinh nội dung dạy học – Dạy- học.

– Lượng giá, đánh giá.

Trong tất cả các bước này, học viên luôn được chú ý khuyến khích tham gia một cách chủ động và tích cực.

n Tập huấn lấy học viên làm trung tâm:

“Tôi chỉ thích học những điều cần thiết cho công việc và cuộc sống của tôi”

Đó là mong muốn của tất cả học viên khi tham gia vào các khóa tập huấn. Để đáp lại mong muốn đó của học viên, tập huấn viên cần thực hiện quan điểm lấy người học làm trung tâm khi tổ chức các khóa tập huấn.

Khái niệm tập huấn lấy người học làm trung tâm

Tập huấn lấy người học làm trung tâm nói một cách khác là đặt người học (không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, vị trí công tác, v.v) ở vị trí cao nhất trong toàn bộ chu trình huấn luyện, mọi hoạt động tập huấn đều nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học, và được thiết kế, tổ chức, thực hiện một cách phù hợp nhất với lợi ích của người học.

Tập huấn lấy người học làm trung tâm là một quan điểm trong đào tạo chứ không phải là một phương pháp đào tạo. Điều quan trọng nhất là: người học sẽ được gì sau bài học/ khóa học? Họ có hài lòng với những gì thu được từ lớp học không? lớp học đã được tiến hành một cách tốt nhất cho họ chưa? Quan điểm này chi phối mọi hoạt động của quá trình tập huấn nhằm hướng tới lợi ích học tập tốt nhất cho người học.

Khi nói đến tập huấn lấy người học làm trung tâm, chúng ta còn nghĩ đến những chiến lược tạo cơ hội cho học viên tham gia tích cực vào quá trình dạy và học. Tập huấn viên đóng vai trò là nguồn thông tin chính nhưng cũng là người thúc đẩy quá trình học của học viên.

Lợi ích của tập huấn lấy người học làm trung tâm

Để rõ hơn về phần này, hãy cùng so sách hai quan điểm khác nhau trong tập huấn

Khi tập huấn viên thực hiện tập huấn lấy người học làm trung tâm, học viên sẽ

– Có cơ hội được tham gia nhiều hơn, do thời gian tập huấn viên nói chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số thời gian của bài học

– Cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao khi phát biểu ý kiến. Có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm để giải các bài tập hay và khó. – Thấy lớp học là nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu. – Hiểu bài tốt hơn

– Cảm thấy mình có trách nhiệm đối với việc học và sự tiến bộ của mình. – Được thực hành các kỹ năng trực tiếp ngoài thực tế hoặc trong lớp học

Tập huấn lấy giáo viên làm trung tâm Tập huấn lấy học viên làm trung tâm

Mục tiêu và nội dung tập huấn do THV tự chọn Mục tiêu và nội dung tập huấn dựa trên nhu cầu của học viên Phương pháp tập huấn được lựa chọn theo ý

thích của THV

Phương pháp tập huấn được lựa chọn theo khả năng tiếp thu của học viên , từng đối tượng học viên

Nôi dung tập huấn có thể có hoặc không phù hợp với nhu cầu của học viên

Nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của học viên

Những nội dung không phù hợp với nhu cầu người học có nhiều khả năng không được áp dụng sau khi học xong

Tất cả những nội dung tập huấn người học có thể áp dụng được ngay vào trong công việc và cuộc sống của họ

Hứng thú và động cơ học tập của người học có thể không cao khi họ thấy nội dung không cần thiết

Hứng thú học và động cơ học rất cao khi người học thấy cần thiết cho công việc và cuộc sống của họ

Tập huấn viên khó khuyến khích sự tham gia khi áp đặt người tham gia học những gì không phù hợp với họ

Tập huấn viên dễ dàng khuyến khích được sự tham gia của người học trong tập huấn

Tìm hiểu nhu cầu tập huấn của học viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng các công cụ tìm hiểu nhu cầu: Họp dân , bảng hỏi, phỏng vấn... - Tổng hợp nhu cầu tập huấn

- Phân tích học viên trước mỗi khóa học

Lựa chọn nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu đã tìm hiểu

- Tìm hiểu học viên đã biết gì và chưa biết gì về chủ đề tập huấn

- Xác định những kiến thức và kỹ năng cần thiết phải cung cấp cho học viên để thoả mãn nhu cầu của họ

Tập huấn viên làm gì khi thực hiện tập huấn lấy học viên làm trung tâm?

Việc áp dụng phương pháp dạy học có sự tham gia lấy học viên làm trung tâm không phụ thuộc vào việc có nguồn lực hay không. Bài giảng có thành công hay không, phụ thuộc vào việc tìm hiểu kỹ nhu cầu học của học viên, chuẩn bị bài cẩn thận, lòng tin đối với khả năng của học viên và vai trò lãnh đạo của giáo viên.

Tóm lại, tập huấn lấy học viên làm trung tâm là một hình thức dạy học tích cực, trong đó các việc cần làm trong quy trình dạy-học đều tập trung vào các hoạt động của học viên. Điểm nổi bật của hình thức này là học viên cùng tham gia xây dựng mục tiêu bài học, chủ động xây dựng và phát triển cảc kiến thức của bài, tổng kết bài học. Điều này sẽ làm giảm tính thụ động trong việc học của học viên, tăng cường giao tiếp giữa tập huấn viên –học viên và giữa các học viên với nhau, kết quả là khai thác tối đa tính sáng tạo của học viên và làm cho bài giảng sinh động, học viên luôn được duy trì hứng thú trong suốt quá trình học tập.

Áp dụng phương pháp dạy học có sự tham gia trong tập huấn

- Tạo cơ hội cho học viên được thực hành - Sử dụng các tình huống thực tế để học

viên được tham gia thảo luận

- Thiết kế các hoạt động khuấy động giúp học viên thoải mái khi học

- Đặt những câu hỏi dễ hiểu, thực tế kích thích sự học hỏi sáng tạo của học viên

Áp dụng các nguyên tắc tập huấn cho người lớn

- Tìm hiểu đặc điểm của học viên về lứa tuổi, sở thích, năng lực để thiết kế các hoạt động phù hợp cho từng đối tượng, từng khóa hoc

- Tạo cơ hội cho học viên được chia sẻ - Tạo cơ hội cho học viên chia sẻ kinh nghiệm

Luôn là người tập huấn viên giỏi, gần gũi thông cảm với cuộc sống của học viên

- Thường xuyên chia sẻ khó khăn và tìm cách giải quyết khó khăn cho học viên - Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học

viên

Năng lực chủ chốt của tập huấn viên khi áp dụng phương pháp này là khả năng đưa ra những câu hỏi kích thích tư duy của học viên,

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng (Trang 37 - 40)