Chọn loại hình đào tạo
Tuỳ theo khối lượng kiến thức và kỹ năng thực hành cần truyền đạt mà tổ chức khóa học cho phù hợp. Chẳng hạn, khi cần trao đổi thông tin và thay đổi quan điểm, nhận thức của người tham gia, THV nên tổ chức hội thảo, hội nghị ngắn ngày. Tại đó, sẽ có nhiều diễn giả có cơ hội trình bày ý kiến và quan điểm của mình. Nhờ ý kiến của nhiều cá nhân, những đại biểu tham gia có thể thay đổi quan niệm nhận thức của mình.
Khi muốn người tham gia có kỹ năng thực hành, cần thiết phải tổ chức tập huấn. Tập huấn là những khóa học tương đối dài hơn về thời gian, ở đó người học không chỉ “biết” mà còn cần thực hành để “làm” được. Tập huấn cần được xác định mục tiêu, nội dung toàn bộ khóa học, các hình thức phương pháp giảng dạy, phương pháp và công cụ đánh giá, tài liệu tập huấn... Có thể phân bổ các nội dung lý thuyết và thực hành một cách thích hợp để học viên tham gia.
Thời gian tập huấn
Dựa trên yêu cầu về khối lượng nội dung kiến thức và kỹ năng mà học viên cần thu được qua tập huấn, THV phải lập được một kế hoạch tập huấn, theo đó số ngày cần thiết cho cả khóa tập huấn, số giờ cần thiết cho mỗi ngày, trình tự nội dung nào được tập huấn trước, nội dung nào được tập huấn sau, lúc nào thì giảng lý thuyết, bao giờ thì cho học viên thực hành v.v. . Đó chính là khung chương trình tập huấn. Trên cơ sở khung chương trình chi tiết này THV nhất thiết phải làm kế hoạch cho từng bài giảng (còn gọi là giáo án).
Lên kế hoạch bài giảng
Trong kế hoạch bài giảng tất cả nội dung của bài học được liệt kê ra và sắp xếp theo trật tự thực hiện. Trật tự các nội dung giảng dạy cần lưu ý đến mối
liên hệ nhân quả giữa chúng, thứ tự xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành, thời gian để thực hiện mỗi nội dung…
Dưới đây là ví dụ về khung chương trình của một khóa tập huấn cơ bản về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật cho cán bộ và cộng tác viên PHCN.
Thời gian nội dung giáo viên
ngày 1
Sáng Khai mạc.
Khái niệm về tàn tật, PHCN, PHCNDVCĐ.
Chiều
Giới thiệu tài liệu, cách sử dụng tài liệu.
Các bước tiến hành PHCN cho trẻ TT (phát hiện TT, nhu cầu và PHCN, theo dõi và phối hợp chăm sóc giữa các tổ chức, cá nhân), hồ sơ của mỗi trẻ TT.
ngày 2
Sáng
Sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Các dấu hiệu phát hiện trẻ TT, các dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Phân loại KK vận động.
PHCN bại não (khái niệm, nguyên nhân, phát hiện).
Chiều Thực hành, quan sát đánh giá trẻ bại não theo nhóm.
Thảo luận chung ở lớp. (2 - 3 trẻ bại não)
ngày 3
Sáng
PHCN cho trẻ bại não: giới thiệu bài tập, dụng cụ trợ giúp, sử dụng tài liệu.
Thực hành giữa các học viên.
Chiều Thực hành PHCN cho trẻ bại não, chia nhóm.
Thực hành chung ở lớp. (2 - 3 trẻ bại não)
ngày 4 Sáng
PHCN các loại vận động khác (bại liệt, cứng khớp bẩm sinh, bàn chân khoèo bẩm sinh).
Sử dụng TLHL.
Chiều Thực hành: chia nhóm 2 - 3 trẻ, thảo luận lớp.
ngày 5 Sáng Dụng cụ PHCN (cách làm, chỉ định, sử dụng)
Chiều Làm dụng cụ.
ngày 6 Sáng Dụng cụ PHCN.
Thời gian nội dung giáo viên
ngày 7
Sáng
KK về nghe nói: phát hiện, sử dụng TL, PHCN cho trẻ KK về nghe nói.
Đánh giá nhu cầu (2 - 3 trẻ KK về nghe nói)
Chiều
Giao tiếp bằng tranh, bằng dấu. Học một số dấu - Băng Video Làm bảng tranh cho trẻ bại não.
ngày 8
Sáng
KK về học (khái niệm, phát hiện, các dạng KK về học). Thực hành làm đồ chơi cho trẻ.
Kích thích sớm qua chơi đùa.
Chiều Thực hành giao tiếp với trẻ bại não, CPTKT.
(2 - 3 trẻ bại não và CPTKT)
ngày 9
Sáng
PHCN cho trẻ có KK về học - TLHL.
Thực hành dạy cho trẻ có KK về học các kỹ năng tự chăm sóc (mặc quần áo, tắm giặt...).
Lập thời gian biểu hoạt động cho trẻ. Thảo luận lớp. (2 trẻ có KK về học)
Chiều
Thực hành dạy trẻ chơi và làm nội trợ. Uốn nắn hành vi của trẻ.
Thảo luận lớp. (2 trẻ có KK về học)
ngày 10
Sáng
PHCN KK về nhìn.
Các bệnh mắt gây nhìn kém, phân loại, phát hiện và PHCN, sử dụng tài liệu.
Chiều
Giới thiệu chữ nổi Braille.
Thực hành di chuyển bằng gậy giữa các học viên. Thực hành với trẻ TT (khám, tìm nhu cầu PHCN).
(2 - 3 trẻ có KK về nhìn)
ngày 11
Sáng
PHCN cho trẻ bị động kinh, giới thiệu về động kinh và điều trị động kinh, theo dõi động kinh.
Thực hành đánh giá trẻ bị động kinh. (2 trẻ động kinh)
Chiều Thực hành đóng vai giữa các học viên cách hỏi, phát hiện,
PHCN các dạng khuyết tật.
ngày 12
Sáng Thực hành với trẻ có KK về vận động. (2 trẻ KK vận động)
Thực hành với trẻ có KK về học. (2 trẻ có KK học)
Chiều
Quản lý chương trình, các biểu mẫu thống kê, giảng dạy tại CĐ.
Sự phân bố thời gian cho các nội dung học tập tuỳ thuộc vào đối tượng học viên và mục tiêu giảng dạy. Trong lịch tập huấn trên, mục tiêu là cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng làm việc với trẻ khuyết tật. Đây là khóa tập huấn cơ bản nên tất cả các nội dung đều được đề cập một cách đồng đều. Nhưng nếu tập huấn lại (nâng cao) cho các đối tượng này, có thể chỉ chọn một số nội dung cần thiết nhất và để nhiều thời gian thực hành hơn…
Sau khi đào tạo cơ bản cần tính toán các khóa đào tạo lại cho học viên. Đào tạo lại rất cần thiết, nó củng cố kiến thức cho người học, giúp họ liên hệ những kiến thức đã học với thực tế; và bổ sung nhưng kiến thức kỹ năng mới cho họ. Tùy đối tượng học viên, công việc của họ, nội dung học tập… mà cân nhắc thời gian đào tạo lại cho họ là vào lúc nào và cần bao nhiêu khóa tập huấn lại.