Bước 1: Xây dựng mục tiêu học tập cho học viên

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng (Trang 63 - 65)

Dựa trên thông tin về đối tượng và nhiệm vụ của học viên, THV bắt đầu xây dựng chương trình tập huấn, trong đó việc đầu tiên là phải xác định mục tiêu của khóa tập huấn. Có các nhóm mục tiêu sau:

1. Mục tiêu về kiến thức: đó là những cái đích về kiến thức mà học viên cần phải biết, phải lĩnh hội được sau tập huấn.

2. Mục tiêu về kỹ năng: đây là những đích về thực hành, về kỹ năng, khả năng thao tác… mà học viên phải làm được sau khi học.

3. Mục tiêu về thái độ: là những sự thay đổi về nhận thức, về thái độ về hành vi ứng xứ mà học viên nên có sau khi tập huấn.

Tuỳ vào đối tượng học viên và nhiệm vụ của họ mà yêu cầu về kiến thức hay yêu cầu về kỹ năng, thái độ chiếm ưu thế hơn. Chẳng hạn, đối với lãnh đạo hoặc những người quản lý chương trình, mục tiêu kiến thức có thể chiếm 60-70% các nội dung học tập. Trong khi đối với cộng tác viên hoặc gia đình NKT, các mục tiêu kỹ năng và thái độ lại chiếm ưu thế hơn.

Hãy cân nhắc và phân nhóm những nội dung đào tạo như sau :

– Nội dung bắt buộc phải biết (phải làm) được

– Nội dung nên biết (nên làm) được. – Nội dung học viên nếu biết hoặc

làm được thì tốt .

Biết thì tốt

Nên biết

Phải biết

Dựa vào sự phân bố những nội dung trên theo mức độ cần thiết, thời gian của khóa tập huấn sẽ dành để giải quyết nội dung” cần biết và nên biết”. Nội dung “biết thì tốt” sẽ được viết trong tài liệu dưới dạng chữ in nghiêng hoặc in nhỏ hơn và chú thích cho người đọc là phần tham khảo thêm hoặc để tự đọc.

Khi xây dựng các mục tiêu tập huấn phải chú ý tới các tiêu chuẩn sau: – Phải đo lường được: có thể đánh giá được bằng các công cụ đánh giá

như: bảng kiểm, phiếu hỏi hoặc câu hỏi trắc nghiệm…

Phải cụ thể: mục tiêu phải được viết bằng các động từ hành động. Chẳng

hạn: “sẽ mô tả được” hoặc “sẽ liệt kê được…"

Phải khả thi: có thể thực hiện được, về mặt thời gian của khóa học hoặc

phù hợp năng lực của người học hay điều kiện kỹ thuật, tổ chức của tập huấn.

Phải thực tế: đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học

Có 3 cấp độ mục tiêu tập huấn, bao gồm: 1- Mục tiêu của toàn bộ khóa học

2- Mục tiêu của mỗi bài học

3- Mục tiêu cho mỗi nhiệm vụ, bài tập, hoạt động mà học viên thực hiện hàng ngày.

Việc chuẩn bị nội dung và biên soạn tài liệu tập huấn phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu khóa tập huấn. Dưới đây là một ví dụ về mục tiêu của khóa tập huấn cơ bản về PHCN DVCĐ cho cán bộ PHCN:

Mục tiêu về kiến thức: Sau khi tham gia tập huấn, các học viên có thể

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về khuyết tật, về phục hồi chức năng và PHCN dựa vào cộng đồng.

- Mô tả được cách phát hiện và phương pháp phục hồi chức năng cho các dạng khuyết tật cơ bản.

Mục tiêu thực hành (về kỹ năng): Với những kiến thức nói trên, học viên có thể

- Làm đúng các kỹ thuật PHCN cho 7 nhóm khuyết tật, - Làm được các dụng cụ PHCN thông dụng cho TKT và NKT.

- Tư vấn được cho CTV, gia đình NKT/ TKT về cách chăm sóc và PHCN cho NKT tại nhà.

Mục tiêu về thái độ:

- Thay đổi nhận thức về nhu cầu, về khả năng và quyền của TKT/NKT. - Vận động cộng đồng hỗ trợ TKT/NKT.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực Phục hồi chức năng (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)