Phát triển du lịch góp phần tạo việc làm và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp của thành phố.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 25 - 27)

2. Ảnh hưởng xã hộ

2.1.1 Phát triển du lịch góp phần tạo việc làm và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp của thành phố.

Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Phát triển du lịch được coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân. (Hiện nay ngành du lịch Việt Nam có hơn 200.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc, một phần ba được đào tạo nghiệp vụ du lịch). Trong khi đó để có thể đón tiếp được 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm 2020 dự tính sẽ tạo ra khoảng 1,34 triệu chỗ làm trong ngành du lịch. Ngoài việc giải quyết việc làm cho những lao động hoạt động trực tiếp trong ngành, du lịch còn tạo việc làm cho những lao động ở các ngành khác. Ở Việt Nam, theo tính toán của tổng cục du lịch số nhân nhân dụng là 2,2. Nghĩa là, cứ mỗi người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch như lễ tân, hướng dẫn viên du lịch thì sẽ có thêm 1,2 lao động được tạo ra ở các ngành khác.

Bảng 7: Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế Tp.HCM năm 2016-2018

Đơn vị tính: người

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2018 và tính toán Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM

Khu vực kinh tế

2016 2017 2018

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 9.639 12.716 14.850

Công nghiệp - Xây dựng 1.421.271 1.467.818 1.510.120

Dịch vụ 1.524.825 1.652.387 1.792.088

Theo số liệu đã đưa ra ở bảng trên, lao động làm việc trong khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp chỉ chiếm trong khoảng 0,5%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm khoảng 45,53% trong khi đó khu vực Dịch vụ chiếm 54,03% lớn hơn tỉ trọng của 2 khu vực còn lại cộng lại. Như vậy, đóng góp phần quan trọng trong ngành Dịch vụ nói chung, Du lịch đã chiếm một vị thế vô cùng quan trọng trong việc giải quyết và tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.

Bảng 8: Chỉ số cơ cấu cung nguồn nhân lực theo ngành nghề và trình độ trên địa bản TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2019

Chỉ số 06 tháng cuối năm 2018 (%) Chỉ số 06 tháng đầu năm 2019 (%) So sánh chỉ số (%) Ngành nghề Dịch vụ du lịch – Nhà hàng – Khách sạn 1.82 2.30 112.53 Dịch vụ phục vụ (giúp việc nhà, bảo vệ…)

1.23 2.15 193.70

Trình độ

Lao động chưa qua

đào tạo 7.39 7.57 71.64

Cao đẳng 16.66 21.52 116.67

Đại học 62.35 57.26 54.00

Trên đại học 2.45 1.47 0.79

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM

Xét đến tiềm năng về cầu nhân sự ngành du lịch, TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo về ngành du lịch nhưng số sinh viên theo học cũng như đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp là chưa nhiều. Vì du lịch ngày trở nên phát triển và đa dạng nên vấn đề tuyển dụng nhân sự trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vì sự chênh lệch giữa các ứng viên tìm việc làm với các doanh nghiệp nên ngành du lịch vẫn chưa đáp ứng được một nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động. Theo số liệu thống kê, ngành du lịch cần tuyển dụng khoảng hơn 50.000 lao động nhưng số sinh viên đầu ra ở các trường đại học, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 1/3, chưa kể đến số sinh viên thực sự có chuyên môn và kỹ năng là vô cùng khan hiếm. Như vậy có thể thấy rằng, du lịch tại TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh, đã giải quyết được một phần của bài toán tỉ lệ thất nghiệp của thành phố và đồng thời cũng đang cần nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng hơn nữa để đáp ứng được lượng cầu du lịch.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w