Ảnh hưởng môi trường 1 Ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 30 - 33)

3.1 Ảnh hưởng tích cực

Trong du lịch, môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Rõ ràng, nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu không có phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Vì vậy, trong 6 năm gần đây, TPHCM đã có những động thái tích cực bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường,.. Điều đó đã mang lại những ảnh hưởng vô cùng tích cực đối với môi trường tự nhiên như:

– Bảo tồn thiên nhiên

– Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…)

– Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng.

– Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…

– Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú…hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

– Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách

3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Du lịch có thể mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho môi trường và cộng đồng địa phương, nhưng bên cạnh đó cũng gây ra một số vấn đề cấp thiết.

Theo thống kê sơ bộ từ UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc) và UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới), ngành du lịch thế giới nói chung đã phát thải khoảng 5% lượng khí thải CO2 toàn cầu và đóng góp 4,6% trong sự nóng lên toàn cầu trong điều kiện cưỡng bức bức xạ (radiative forcing). Việc kiểm kê chính xác lượng phát thải trong ngành du lịch còn nhiều khó khăn vì du lịch là lĩnh vực mang tính chất rộng lớn với sự tham gia của nhiều lĩnh vực khác bao gồm: giao thông, năng lượng, chất thải rắn, tài nguyên nước, nông - lâm nghiệp, xây dựng. Các thành phần trên đóng góp các mức độ khác nhau trong vấn đề phát thải khí CO2 do lượng phát thải và tiêu thụ năng lượng tùy thuộc vị trí và quy mô của các loại hình dịch vụ. Cụ thể:

Giao thông vận tải phát thải qua việc sử dụng năng lượng cho việc di chuyển giữa các khu vực trong chuyến du lịch tham quan danh lam thắng cảnh (bằng xe hơi, tàu hỏa, tàu thủy, phà, máy bay…). Các lĩnh vực vận tải, bao gồm hàng không, đường bộ, đường thủy và đường sắt, đóng góp tỷ lệ lớn nhất với 75% lượng khí thải. Trong đó, đường sắt chiếm 13%, đường hàng không gây ra 54% - 75% lượng phát thải và là thành phần chính gây phát thải trong lĩnh vực du lịch cho sự nóng lên toàn cầu, chịu trách nhiệm 40% lượng khí CO2 tổng thể.

Nơi lưu trú như khách sạn, nhà hàng, các khu trung tâm giải trí liên quan đến việc sử dụng năng lượng để vận hành các thiết bị phục vụ các khu vực ăn nghỉ, hoạt động các nhà hàng, quán bar, sàn nhảy, rạp chiếu phim… gây khoảng 20% lượng khí thải.

Các hoạt động du lịch khác như các bảo tàng, khu vui chơi giải trí, công viên, sự kiện hoặc mua sắm cũng gây nên khoảng 3,5% lượng khí thải từ du lịch.

Từ chính các hoạt động kể trên, du lịch đã gây ra nhiều vấn đề cấp thiết cho môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của địa bàn TPHCM nói riêng và các khu vực bị ảnh hưởng nói chung. Cụ thể như:

Hoạt động du lịch làm tăng áp lực chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.

Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước. Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của du khách, như: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà...) nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật gây bệnh hại cho sức khoẻ,đổ các chất lỏng ( chất hyđrocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy...),

Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc bị thay đổi hay suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới.

Khu vực có tính đa dạng cao (khu rừng nhiệt đới, hang động, cảnh quan…cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch quá tải.

Ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách gây phiền hà cho người dân địa phương và du khách khác.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 30 - 33)