Phát triển du lịch có nguy cơ làm ảnh hưởng đến văn hóa – đô thị địa phương và bản sắc khu vực của thành phố

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 29 - 30)

2. Ảnh hưởng xã hộ

2.2.2 Phát triển du lịch có nguy cơ làm ảnh hưởng đến văn hóa – đô thị địa phương và bản sắc khu vực của thành phố

sắc khu vực của thành phố

Phát triển du lịch bền vững đã đem lại cho thành phố Hồ Chí Minh có cơ hội được giao thoa và học hỏi giữa các nền văn hóa và bản sắc dân tộc khác nhau, góp phần làm giàu đẹp và tích lũy nhiều hơn sự tinh túy của những nền văn hóa và bản sắc dân tộc đó. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn cho sự pha tạp và Tây hóa cho văn hóa đại phương và bản sắc khu vực của thành phố. Vấn đề bảo vệ di sản văn hóa thực chất là chính sách và thực thi chính sách quản lý đô thị và quản lý văn hóa đô thị. Khi dân cư chưa có đầy đủ ý thức, khi luật pháp và các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh thì ý chí của chính quyền đô thị cực kỳ quan trọng. Từ ý chí này sẽ có những quyết sách và giải pháp hữu hiệu để thực thi việc bảo vệ di sản văn hóa, cũng là biện pháp quan trọng để giáo dục ý thức của người dân.

Tại TP Hồ Chí Minh, do áp lực của quá trình phát triển du lịch bền vững nên việc cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý đô thị, đặc biệt thấy rõ trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc. Đô thị Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh với 300 năm phát triển đã và đang chứa đựng một quỹ di sản kiến trúc khổng lồ và quý giá, phản ánh giai đoạn hình thành và phát triển trong không gian văn hóa sông nước độc đáo của văn hóa Nam bộ. Quá trình phát triển du lịch đã nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt quy hoạch kiến trúc đô thị từ sau thời kỳ mở cửa và đổi mới. Nhiều công trình mới đã và đang xây dựng ở khu vực trung tâm (Quận 1, 3, 5) gây tác động và phá vỡ cấu trúc cảnh quan đô thị nói chung và không gian nhiều công trình cổ nói riêng.

đã hy sinh cho sự hình thành đại lộ Đông Tây, và gần đây nhất là trường hợp di tích lịch sử Ba Son, thương xá Tax và hầu hết những công trình khảo cổ học công nghiệp… Do đó, tính chất và bối cảnh của di sản đô thị bị rạn vỡ từ chính mức độ tương phản giữa kiến trúc cũ – mới, lai tạp… Nhìn chung, xu hướng bảo tồn đô thị có giá trị di sản của thành phố (Quận 1, 3 và 5) chủ yếu vẫn dựa vào khung pháp lý cứng như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan, song quá trình áp dụng thực tế còn nhiều bất cập và chậm trễ dẫn đến sự biến mất của nhiều giá trị vốn có và làm thay đổi cảnh quan kiến trúc trong một thời gian ngắn (đường Đồng Khởi là một điển hình). Thêm vào đó là lối tư duy “mặt tiền, mét vuông” thiên về lợi nhuận khiến của các nhà đầu tư, của người dân cũng làm cho cơn lốc nhà cao tầng xoáy sâu vào các khu đất vàng trên địa bàn Quận 1, 3 (đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phạm Ngọc Thạch,…).

Trên quan điểm toàn diện nhìn nhận về di sản văn hóa, mỗi thành phố có một đặc điểm về di sản riêng, được hình thành do quá trình lịch sử, vị trí địa lý và phần nào do các sự kiện lịch sử tác động vào thành phố đó. Di sản văn hóa đô thị Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh không chỉ của riêng cộng đồng cư dân thành phố hay của miền Nam mà di sản này cần phải được coi là của cả nước.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w