Các giải pháp

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 34 - 35)

2.1. Giải pháp bền vững về kinh tế

Một là, phát triển sản phẩm du lịch chung, đặc biệt quan tâm đến tính đặc trưng, sự đa dạng và giá cả, hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực theo định hướng phát triển du lịch, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao; Tăng cường và phát triển sản phẩm theo hướng củng cố các sản phẩm du lịch hiện có và nghiên cứu đưa vào khai thác những sản phẩm đặc trưng có giá trị cao, thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách du lịch. Với việc nâng cấp sản phẩm du lịch và tạo sản phẩm mới, TP.HCM phải nhanh chóng đầu tư các trung tâm mua sắm lớn để phát triển mảng du lịch mua sắm nhằm thu hút du khách quay lại nhiều hơn, đầu tư dịch vụ giải trí vào ban đêm... Các sản phẩm du lịch của Việt Nam và TPHCM nói riêng hiện nay nặng về lấy văn hóa làm nền tảng, nên chủ yếu là các sản phẩm du lịch từ 7h sáng đến 17h, còn các sản phẩm từ 18h đến 2h sáng còn nghèo nàn. Trong khi đó, khách lại có nhu cầu với nhóm sản phẩm về đêm và lợi nhuận từ những sản phẩm này không hề nhỏ. Điều này có thể thấy rõ từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thí dụ, việc phát triển phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng là bước tiến đáng ghi nhận, nhưng các hoạt động văn hóa quần chúng vẫn còn quá ít làm thiếu tính hấp dẫn cho du khách. Việc xây dựng Tòa nhà Landmark 81 có sức ảnh hưởng lớn cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt nam nói chung. Landmark 81 là điểm đến không thể bỏ qua của mỗi người, là một trong những địa điểm du lịch đáp ứng các nhu cầu trên.

Thêm vào đó, thành phố Hồ Chí Minh nên hợp tác với các địa phương để phát triển những sản phẩm du lịch vùng, đẩy mạnh liên kết vùng để tạo nên sức mạnh, tính cạnh tranh cho du lịch

TPHCM và các vùng lân cận. Như có thể hợp tác với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, với Tây Ninh để phát triển những sản phẩm về di tích lịch sử, hay bắt tay với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hướng đến du lịch xanh... Tính cho đến nay khoảng 85% khách du lịch bến Bà Rịa - Vũng Tàu xuất phát từ TPHCM. Nếu không có sự liên kết tốt, Vũng Tàu khó để phát triển như vậy. Trong quá trình liên kết TPHCM đóng vai trò trung tâm, Vũng Tàu trở thành vệ tinh xoay quanh bổ sung, tạo tính cạnh tranh quốc tế. Việc liên kết vùng không chỉ nhằm tạo thêm sức mạnh mà còn tạo thêm điểm đến để khách chi tiêu nhiều hơn. Hiện nay, thời gian lưu trú của khách khi đến Việt Nam trung bình 12,9 ngày, riêng tại TPHCM 4,9 ngày. Xúc tiến quảng bá du lịch phải có tính liên kết giữa các địa phương, các hoạt động phải mang tính bổ trợ lẫn nhau.

Hai là, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nguồn vốn đầu tư xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để có thể nhằm phát huy những tiềm năng du lịch sẵn có của thành phố, tạo đà đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng. Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược Phát triển bền vững của thành phố; Tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư để tạo vốn thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm:

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 34 - 35)