Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy mở cửa hội nhập và quảng bá văn hóa của thành phố

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 27 - 28)

2. Ảnh hưởng xã hộ

2.1.3 Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy mở cửa hội nhập và quảng bá văn hóa của thành phố

phố

Theo Sở Du lịch TP.HCM, toàn thành phố hiện có trên 385 tài nguyên du lịch, trong đó có tới 97,9% được xếp vào tài nguyên du lịch văn hóa. Nguồn thu từ hoạt động du lịch chiếm đến 10,7% GDP của thành phố. Đóng góp của di sản văn hóa vào sự phát triển của du lịch là rất rõ ràng, làm cơ sở hình thành các sản phẩm du lịch, là bệ phóng để ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Cụ thể, quận 5 tự hào là nơi có 19 di tích được công nhận với 11 di tích cấp quốc gia và tám di tích cấp thành phố. Trong đó có nhiều di tích lịch sử quan trọng như: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Bác Hồ dừng chân trước khi ra đi tìm đường cứu nước; trại giam Bệnh viện Chợ Quán - nơi đồng chí Trần Phú bị giam giữ và hy sinh; chùa Thiên Tôn cơ sở nội thành, nơi tiếp tế nuôi quân, bảo vệ các cán bộ Khu ủy Sài Gòn - Gia Ðịnh trong hai cuộc kháng chiến. Ngoài ra, quận 5 có sáu hội quán lớn thuộc các nhóm ngôn ngữ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia như: chùa Bà Ông Lãng, chùa Bà Hà Chương, nhà thờ tổ thọ bạc Lệ Châu Hội quán…

Về di sản văn hóa vật thể, TP Hồ Chí Minh có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như di tích lịch sử địa đạo Bến Dược, di tích lịch sử căn cứ Rừng Sác - Cần Giờ, hội trường Thống Nhất, trụ sở UBND thành phố, Bưu điện thành phố,… Danh lam thắng cảnh của thành phố thu

hút du khách như rừng ngập mặn Cần Giờ, hệ sinh thái dọc sông Sài Gòn… Ngoài ra, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được lưu trữ tại hệ thống bảo tàng được rất nhiều du khách biết đến như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh… Trong đó, hơn 536 nghìn hiện vật, tài liệu lưu giữ trong hệ thống bảo tàng thuộc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố quản lý. Không chỉ có di sản văn hóa vật thể, thành phố còn có các lễ hội, các loại hình nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Lễ hội Ðường hoa, Lễ hội Áo dài, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương, hát bội… Là cửa ngõ kết nối, giao lưu văn hóa của cả nước và khu vực, TP Hồ Chí Minh có các loại hình nghệ thuật trình diễn khác đã đưa vào phục vụ du lịch như múa rối nước, múa lân sư rồng, biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Một số làng nghề thủ công truyền thống như làng bánh tráng Phú Hòa Ðông, làng mây tre lá Thái Mỹ (Củ Chi), phố da giày, phố đông y,… cũng là điểm đến của du khách trong nhiều năm nay.

Việc phát triển du lịch góp phần quan trọng phục hồi và bảo tồn di sản văn hóa, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho doanh nghiệp mà cả cộng đồng sống chung quanh khu vực có di sản. Với sức hút từ các di tích, địa chỉ văn hoá, sự hấp dẫn của các giá trị văn hoá phi vật thể, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh ngay càng tăng với tốc độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm trên 50%- 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự kết hợp hài hoà giữa du lịch và quảng bá văn hoá.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w