THÁI TẠI VIỆT NAM
3.8 Tạo cơ chế mở cửa thị thực nhằm tăng cường du khách nước ngoài trải nghiệm du lịch sinh thá
nghiệm du lịch sinh thái
Để tăng cường nguồn thu ngoại tệ từ du khách nước ngoài, việc nới lỏng thị thực là một điều cần thiết. Thậm chí, việc miễn thuế đối với một số mặt hàng gia công, thổ cẩm đặc trưng của địa phương sinh thái là cần thiết. Điều này đòi hỏi cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng đối với các điểm bán hàng lưu niệm cho du khách, tiến hành thu thuế như đối với các doanh nghiệp nhỏ thông thường. Hơn nữa, để ngăn chặn các hành vi không mong muốn từ du khách nước ngoài, hệ thống an ninh theo dõi tại các cửa khẩu, cục nhập cảnh, hay thậm chí là ngay tại các khu du lịch cần được chú trọng đầu tư.
KẾT LUẬN
Tóm lại, thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về DLST tại Việt Nam, nhóm đã tiến hành phân tích thực trạng DLST theo khía cạnh cung, cầu, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong quá trình phát triển loại hình du lịch này. Có thể nói, mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển DLST, hoạt động du lịch tại các VQG/ KBTTN tuy đã có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua nhưng thành tựu đạt được còn rất hạn chế. Những điểm yếu cơ bản trong phát triển DLST ở Việt Nam bao gồm nhận thức chưa đầy đủ về DLST; thiếu chính sách, quy định, chiến lược phát triển DLST; thiếu vốn đầu tư cho CSHT và Marketing; hoạt động tổ chức, quản lý DLST tại VQG, KBTTN chưa được hiệu quả khi sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương còn hạn chế; và số ít CSLT đáp ứng tiêu chuẩn sinh thái. Những điểm yếu này, cùng với các thách thức hiện hữu đối với DLST như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nguy cơ suy giảm tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học, khó khăn trong tiếp cận các điểm DLST, rủi ro đạo đức và tính cạnh tranh thấp của DLST Việt Nam đã tạo nên những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển DLST ở Việt Nam. Để thúc đẩy việc phát triển DLST tại Việt Nam cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, áp dụng đồng thời từng bước các giải pháp như hoàn thiện cơ chế, chính sách, chiến lược quy hoạch phát triển DLST; nâng cao ý thức về DLST; nâng cao chất lượng, dịch vụ và tạo sản phẩm DLST đặc thù; phát triển CSHT-KT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng hiệu quả quảng bá DLST và gia tăng sự tham gia của cộng đồng dân cư.