Nâng cao nhận thức về DLST

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 34 - 35)

THÁI TẠI VIỆT NAM

3.2 Nâng cao nhận thức về DLST

Do DLST là loại hình du lịch còn mới mẻ tại Việt Nam, nhận thức về DLST còn chưa được thống nhất, bởi vậy, cần tổ chức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về DLST cho đối tượng không chỉ cho các nhà quản lý, hướng dẫn viên du lịch của các VQG, khu BTNT, cộng đồng địa phương mà kể cả các nhà hoạch định chính sách và khách du lịch (Đỗ Hồng Hải, 2018). Tăng cường công tác giáo dục bảo tồn và hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo, lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học cho các đối tượng tham gia du lịch và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nguyên tắc trên. Cụ

thể, đối với khách du lịch, cần hướng dẫn họ ứng xử theo quy tắc 3 không “Không lấy gì chỉ lấy những bức ảnh đẹp”, “Không để lại gì chỉ để lại dấu chân” và “Không giết gì chỉ giết thời gian”. Đối với đội ngũ lãnh đạo và CBVC ở các VQG/KBTTN, cần nâng cao nhận thức và đào tạo về cung ứng và kinh doanh DLST theo cơ chế thị trường thông qua thành lập các Trung tâm DLST và Giáo dục môi trường trong các VQG để giúp họ thích ứng dần với sự thay đổi từ việc kinh phí hoạt động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước đến việc chủ động khai thác các dịch vụ DLST theo cơ chế thị trường (Nguyễn Minh Đạo và cộng sự, 2018). Đối với cộng đồng dân cư, cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục cộng đồng sâu rộng trong khắp các tầng lớp nhân dân về kiến thức, kỹ năng về các giá trị thực sự của KBTTN và các hoạt động kinh tế từ việc bảo tồn. (Nguyễn Thị Diễm Kiều, 2018).

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w