Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, và chiến lược quy hoạch phát triển DLST

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 33 - 34)

THÁI TẠI VIỆT NAM

3.1 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, và chiến lược quy hoạch phát triển DLST

Đầu tiên, việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển DLST là việc hết sức cấp bách để không những đẩy mạnh sự phát triển mà còn hạn chế các tác động tiêu cực từ các hoạt động du lịch phổ thông tại các VQG/KBTTN (Lê Văn Lanh, 2018). Thứ nhất, cần xây dựng nhóm các chính sách liên quan đến hoạt động tổ chức DLST tại các VQG, KBTTN nhằm đảm bảo các nguyên tắc của DLST. Theo Ông Trần Thế Liên (2011) các cơ chế chính sách về DLST tại các VQG/KBTTN cần bao gồm các chính sách về định giá môi trường rừng, chính sách sử dụng nguồn thu, chính sách góp vốn liên doanh - liên kết trong hoạt động kinh doanh DLST và bộ tiêu chí đánh giá loại hình DLST đích thực. Bên cạnh đó, để đảm bảo phát triển DLST đi kèm với bảo vệ môi trường (BVMT) rừng cũng như giải quyết khó khăn tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính cần hợp tác và phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thiện chính sách quản lý rừng đặc dụng; chính sách khuyến khích đầu tư phát triển DLST trong các VQG/KBTTN; cơ chế chính sách tài chính cho các hoạt động DLST trong VQG/KBTTN; chính sách cho thuê Môi trường rừng để kinh doanh DLST… Ngoài ra, cần xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư kinh doanh DLST trong các VQG/KBTTN (Nguyễn Minh Đạo và cộng sự, 2018). Thứ hai, cần có chính sách đào tạo nhân lực cho những người làm về du lịch ở các VQG, KBTTN, ưu tiên phát triển lực lượng cộng tác viên du lịch là người cộng đồng và có chính sách chia sẻ lợi ích với các công ty du lịch, đơn vị kinh doanh du lịch, nhằm gắn công tác bảo tồn và phát triển du lịch với sự phát triển về đời sống kinh tế của những người dân xung quanh rừng (Kiều Đình Tháp, 2018).

Thứ hai, Việt Nam có thể tham khảo bài học kinh nghiệm phát triển DLST của các quốc gia trên thế giới như ban hành Luật Xúc tiến DLST và Thuế sinh thái. Theo Yoshika Yamamoto (2018), việc ban hành Luật xúc tiến DLST sẽ giúp đảm bảo sự cân

bằng giữa ngành kinh doanh du lịch và bảo tồn thiên nhiên. Đặc biệt, do Hội đồng xúc tiến DLST được tổ chức bởi nhiều bên liên quan nên phải có các cuộc thảo luận đưa ra Mô hình tổng thể về bảo tồn thiên nhiên ở địa phương. Luật xúc tiến DLST thuộc Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch, Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể Thao, Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản. Điều này giúp cho việc liên kết và phối hợp giữa các bộ ngành được dễ dàng. Chính quyền địa phương cũng có nghĩa vụ bảo vệ các tài nguyên du lịch tự nhiên được quy định. Ngoài ra, để giải quyết bài toán về tài chính, Việt Nam có thể tham khảo việc áp thuế sinh thái được áp dụng tại Tây Ban Nha (Miki Yoshizumi, 2018). Dựa trên nguyên tắc người sử dụng trả tiền và nguyên tắc trả tiền gây ô nhiễm, thuế sinh thái này có thể tạo ra doanh thu để thúc đẩy các hoạt động nhằm cải thiện môi trường xung quanh, tạo ra cơ sở hạ tầng phù hợp hơn với nhu cầu phát sinh do áp lực của ngành du lịch và nội hoá các tác động môi trường.

Thứ ba, cần thiết phải xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển DLST bền vững ở các VQG và KBTTN, làm cơ sở định hướng phát triển trên phạm vi toàn quốc và ở từng địa phương, VQG, KBTTN. Nhằm đảm bảo phát triển DLST đi đôi với BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa, xã hội, nhân văn của các vùng lãnh thổ, các cộng đồng dân cư, cần đẩy mạnh quy hoạch phát triển DLST theo các vùng lãnh thổ, đến từng khu rừng đặc dụng, VQG, KBTTN trên cơ sở nghiên cứu sức chịu tải của từng khu vực (Phạm Hồng Long, 2017). Theo kinh nghiệm phát triển DLST tại rừng Cúc Phương, tác giả Đỗ Hồng Hải đề xuất cần có thời gian dài hơi cho mỗi kỳ quy hoạch (hiện tại khoảng 10 năm). Khi quy hoạch về phát triển du lịch tại các VQG và phát triển du lịch phải đi đôi với bảo tồn, BVMT, đặc biệt là vấn đề rác thải, tiếng ồn tại các khu vực du lịch. Không nên phát triển du lịch ồ ạt tại các VQG/ KBTTN, những nơi có mức độ đa dạng sinh học cao, tránh ảnh hưởng tới hệ sinh thái, các loài động, thực vật (Kiều Đình Tháp, 2018).

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w