Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 35 - 36)

THÁI TẠI VIỆT NAM

3.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thá

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ quan quản lý cần cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…; quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của người bản địa; đảm bảo các bên tuân thủ nguyên tắc của DLST. Cụ thể, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng dịch vụ tại các khu du lịch sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn an ninh tại các khách sạn, các cơ sở lưu trú DLST. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra giám sát về nguồn gốc xuất sứ và chất lượng của hàng hóa bán cho du khách, về thái độ phục vụ và giá cả tại các điểm du lịch. Có các quy định hạn chế các phương tiện di chuyển có động cơ, thay bằng xuồng máy bằng xuồng chèo hoặc xe đạp, lối đi bộ.

Bên cạnh đó, cần khắc phụ điểm yếu về hệ thống thông tin du lịch, chỉ dẫn du lịch. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho khu, điểm du lịch sinh thái cần được cập nhật liên tục. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn du lịch cần được đầu tư bằng ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm để khách du lịch có thể dễ dàng tra cứu, tìm đường. Ngoài ra, việc đầu tư các hệ thống công nghệ, mạng wifi, internet cũng cần được chú trọng tại các khu du lịch.

Tiếp đến, cần có sự sáng tạo và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các di tích lịch sử, văn hóa; các điểm du lịch. Cùng với đó, nhiều VQG/KBTTN có các đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng lõi và vùng đệm với các đặc trưng của dân tộc là cơ hội để phát triển

các sản phẩm du lịch khám phá văn hóa bản địa như: SaPa (Hoàng Liên Sơn), Bản Pác Ngòi (Ba Bể), Bản Khanh (Cúc Phương), … (Lê Văn Lanh, Bùi Xuân Trường, 2018).

Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm của từng khu DLST, kết hợp với nghiên cứu xu hướng nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù mới, hấp dẫn, mang đậm bản sắc địa phương, đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài lòng cho du khách như các tour xem chim, xem thú, tham quan các hệ sinh thái và cảnh quan đặc trưng, các hoạt động tình nguyện gắn với công tác bảo tồn. Cần đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm lưu niệm mang những nét văn hóa độc đáo của địa phương, các món ăn truyền thống hay các sản phẩm thủ công, mĩ nghệ đặc trưng của khu vực (Bùi Thị Minh Nguyệt và Triệu Đức Tân, 2018).

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w