Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Hoàng Sơn

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty Cổ phần Hoàng Sơn.doc (Trang 25 - 28)

sản phẩm tại công ty cổ phần hoàng sơn

1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Hoàng Sơn phần Hoàng Sơn

1.1. Chi phí sản xuất

a. Khái niệm

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định.

b. Phân loại chi phí

* Phân theo nội dung, tính chất của chi phí có thể chia chi phí thành các loại:

- Chi phí nguyên vật liệu (NVL): bao gồm giá trị NVL, nhiên liệu đã sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Chi phí tiền lơng: Là số tiền lơng, tiền công phải trả trong quá trình sản xuất.

- Chi phí về các khoản trích theo lơng: Kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT.

- Chi phí công cụ dụng cụ: Là giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng tính phân bổ vào chi phí sản xuất.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là giá trị hao mòn của TSCĐ sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí trả bằng tiền, dịch vụ do bên ngoài cung cấp phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp nh tiền điện, nớc, điện thoại …

- Các khoản chi phí bằng tiền khác nh: Chi phí tiếp khách, hội ghị ở phân xởng sản xuất.

* Phân theo khoản mục giá thành có thể chia thành ba loại:

Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm trị giá NVL(NVLchính, phụ, nhiên liệu ) đã sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lơng và các khoản trích theo lơng phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí trực tiếp sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất ngoài hai khoản chi phí trên nh: Chi phí nhân viên quản lý phân xởng, chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác.

* Phân theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lợng sản phẩm hoàn thành:

- Chi phí cố định: Bao gồm các khoản chi phí không thay đổi, biến động so với tổng sản lợng sản phẩm sản xuất h chi phí khấu hao TSCĐ tính theo thời gian, tiền thuê nhà …

- Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí thay đổi biến động tỉ lệ thuận với tổng sản lợng sản phẩm sản xuất nh : Chi phí điện thoại, chi phí trả lơng theo thời gian.

- Chi phí hỗn hợp: Là những khoản chi phí mang đặc điểm tính chất của cả hai loại chi phí trên, nghĩa là trong một giới hạn nhất dịnh nó là chi phí cố định, vợt quá giới hạn đó thì nó trở thành chi phí biến đổi nh: chi phí điện thoại, …

* Phân loại chi phí sản xuất theo phơng pháp tập hợp chi phí, có thể chia thành hai loại:

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tợng tập hợp chi phí, với những khoản chi phí này, căn cứ vào số lợng phản ánh trong chứng từ tập hợp trực tiếp vào chi phí.

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tợng chịu chi phí. Đối với chi phí này, kế toán phải tính toán, phân bổ chi phí theo những tiêu thức phù hợp.

* Phân loại chi phí theo cấu thành của chi phí

Chi phí đơn nhất: Là những chi phí chỉ do một yếu tố duy nhất cấu thành, ví dụ: Nguyên liệu chính trong sản xuất, tiền lơng của công nhân sản xuất.

- Chi phí tổng hợp: Là những khoản chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng nh chi phí sản xuất chung.

1.2. Giá thành sản phẩm

a. Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khố lợng công việc (sản phẩm, lao vụ) nhất định đã hoàn thành.

Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lợng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng lao động, vật t, tiền vốn trong quá trình sản xuất.

b. Các loại giá thành sản phẩm

Theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính thì giá thành có ba loại:

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm đợc tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch, sản lợng kế hoạch, giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch tính trớc khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm đợc tính trên định mức chi phí hiện hành. Việc tính giá thành định mức là thớc đo khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là thớc đo để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật t, tiền vốn của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở đánh giá các giải pháp kinh tế kĩ thuật doanh nghiệp đã áp dụng.

- Giá thành thực tế: là loại giá thành đợc xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ, giá thành thực tế chỉ có thể đợc xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

1.3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm

Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành sản phẩm đợc tính toán trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất và số lợng sản phẩm hoàn thành ở kỳ báo cáo. Số liệu đã tính toán giá thành công xởng đợc tạo ra trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất. Từ đó ta thấy,

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có quan hệ mật thiết, đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất.

Công thức biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành cuối kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì giá thành sản phẩm bằng những chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ. Tuy nhiên nếu chu kỳ sản xuất dài thì giữa chi phí và giá thành sản phẩm lại cần đợc phân biệt:

- Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm phán ánh mặt kết quả sản xuất tức là gắn với khối lợng sản phẩm đã hoàn thành.

- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trớc chuyển sang.

Điều này cho thấy tổng giá thành sản phẩm không đồng nhất với tổng chi phí sản xuất chi ra.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty Cổ phần Hoàng Sơn.doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w