kế toán và tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ yêu cầu chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh và để bộ máy kế toán thực hiện đợc tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời khắc phục những tồn tại về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em xin có một vài ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào quá
trình củng cố hoàn thiện công tác kế toán nhằm phát huy vai trò to lớn của công tác kế toán trong quản lý kinh tế, thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển.
- ý kiến thứ nhất:
Nguyên vật liệu ở Công ty đợc thu mua từ nhiều nguồn khác nhau chính vì vậy giá thực tế của mỗi lần nhập kho nguyên vật liệu là không hoàn toán giống nhau. Các nghiệp vụ nhập xuất kho nguyên vật liệu luôn diễn ra thờng xuyên. Hiện nay, Công ty đang áp phơng pháp tính giá đích danh đối với nguyên vật liệu xuất kho, vì thế khối lợng công việc kế toán phải tiến hành nhiều, tốn kém nhiều chi phí và không mang lại hiệu quả cho công tác kế toán. Để đơn giản, giảm nhẹ đợc khối lợng công việc Công ty nên áp dụng phơng pháp tính giá thực tế bình quân gia quyền với nguyên vật liệu xuất kho. Theo phơng pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho đợc căn cứ vào số lợng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính, cụ thể là:
Giá thực tế xuất kho = Số lợng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân Trong đó:
Đơn giá thực tế bình quân = Giá thực tế tồn đầu kỳ+Giá thực tế nhập trong kỳSố lợng tồn đầu kỳ + Số lợng nhập trong kỳ -ý kiến thứ hai:
Trong công tác kế toán chi phí nhân công nên tách riêng tiền lơng của bộ phận gián tiếp khỏi chi phí nhân công trực tiếp. Đối với tiền lơng của bộ phận gián tiếp phân xởng hạch toán vào TK 627 (6271).
Chi phí quản lý doanh nghiệp, tiền lơng của bộ phận văn phòng Công ty hạch toán vào TK 642 (6421):" Chi phí quản lý doanh nghiệp".
TK 622:" Chi phí nhân công trực tiếp" chỉ phản ánh tiền lơng của công nhân trực tiếp sản xuất. Để tính tách riêng phần lơng công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lơng gián tiếp phân xởng và tiền lơng của bộ phận quản lý.
Đối với khoản mục chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng Công ty không hạch toán nhng thực tế lại có phát sinh do đó việc mở tài khoản để theo dõi là rất cần thiết.
-ý kiến thứ t:
Hiện nay Công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, mà khi có phát sinh chi phí về sửa chữa TSCĐ thì lại đợc coi là sửa chữa thờng xuyên và đợc phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của bộ phận có TSCĐ sửa chữa. Đôi khi khoản chi phí này phát sinh lớn nên để giám sát chặt chẽ chi phí và giá thành công trình sửa chữa lớn, Công ty nên mở tài khoản để theo dõi khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ này.
- ý kiến thứ năm:
Hệ thống sản xuất của Công ty gồm có 3 phân xởng. Vì vậy để theo dõi khấu hao TSCĐ trong kỳ một cách dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo chính xác về chi phí khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm thì kế toán nên lập Bảng tính khấu hao TSCĐ để theo dõi chi tiết chi phí khấu hao ở Công ty cho từng đối tợng. Từ đó sẽ giúp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách dễ dàng, chính xác.
- ý kiến thứ sáu:
Hiện nay Công ty đã áp dụng chơng trình kế toán máy và đã tiết kiệm đợc một phần nhân lực, đáp ứng kịp thời yêu cầu về thông tin nhanh gọn, chính xác, đảm bảo bí mật thông tin. Trong điều kiện hiện nay, để có thể vi tính hoá toàn bộ công tác kế toán, Công ty nên nghiên cứu áp dụng hình thức sổ "Nhật ký chung", vì hình thức này mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế, ghi chép, thuận lợi cho việc tính toán và thực hiện trên máy vi tính.
Trình tự của hình thức Nhật ký chung thể hiện nh sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Ghi chú : Đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
* Một số biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.