Một số khái niệm dùng trong OSPF

Một phần của tài liệu Các giao thức định tuyến cổng nội trong mạng IP (Trang 102 - 105)

Vùng OSPF (OSPF Area)

Mạng sử dụng OSPF (AS) đợc chia thành một tập các vùng. Mỗi vùng bao gồm một nhóm logic các mạng, các bộ định tuyến và có một tên nhận dạng 32 bit riêng. Vùng đó có thể nằm trong giới hạn của một khu vực địa lý.

Việc chia nhỏ AS nh vậy có những lợi điểm sau:

♦ Bên trong một vùng, các bộ định tuyến duy trì một cơ sở dữ liệu nh nhau mô tả các thiết bị định tuyến và các link trong vùng đó. Các bộ định tuyến này không biết gì về cấu hình của phần mạng bên ngoài vùng. Chúng chỉ biết tới các tuyến dẫn tới các mạng ngoài đó. Điều này giúp giảm bớt kích thớc cơ sở dữ liệu về cấu hình đ- ợc duy trì trong mỗi bộ định tuyến.

♦ Các vùng hạn chế sự phát triển bùng nổ của các thông tin cập nhật trạng thái liên kết. Phần lớn các LSA chỉ đợc phát đi trong phạm vi một vùng.

♦ Việc chia vùng làm giảm bớt lợng xử lý của CPU để duy trì cơ sở dữ liệu cấu hình. Các thuật toán SPF đợc hạn chế để chỉ làm việc với những thay đổi bên trong của một vùng.

♦ Vùng backbone

Trong mỗi AS sử dụng OSPF phải có ít nhất một vùng, đó là vùng backbone. Các vùng khác có thể đợc tạo ra dựa theo cấu hình mạng hay các yêu cầu khác về thiết kế.

Trong một AS có nhiều vùng, vùng backbone có kết nối vật lý tới tất cả các vùng khác. Mỗi vùng đều phải có khả năng phát thông tin định tuyến trực tiếp tới vùng backbone. Sau đó vùng backbone sẽ phát những thông tin này tới các vùng còn lại.

Router nội vùng, biên vùng và biên AS

Trong mạng OSPF, router đợc phân thành ba loại: nội vùng (Intra-Area), biên vùng (area border) và biên AS (AS boundary). (Hình 3.9)

♦ Intra-Area Router: các router này nằm hoàn toàn trong một vùng OSPF. Chúng lu trữ cơ sở dữ liệu về cấu hình của vùng đó.

♦ Area Border Router (ABR): loại router này có kết nối với hai hay nhiều vùng khác nhau. Một trong các vùng đó phải là vùng backbone. Các ABR lu trữ những cơ sở dữ liệu cấu hình của từng vùng nó kết nối. Các ABR cũng thực hiện các thuật toán SPF độc lập cho từng vùng.

♦ AS Boundary Router (ASBR): Các router loại này nằm tại ngoại vi của mạng OSPF. Chức năng của chúng là làm các cổng trao đổi thông tin kết nối giữa mạng OSPF với các môi trờng định tuyến khác. ASBR có nhiệm vụ thông báo với mạng AS về các liên kết ra ngoài AS.

Hình 4.1 Các loại router trong OSPF.

Mỗi Router đợc gán một giá trị nhận dạng 32 bit (RID). Giá trị của RID xác định duy nhất thiết bị đó.

Các loại mạng vật lý

OSPF phân chia mạng vật lý thành 3 loại. Chúng phân biệt với nhau dựa theo loại hình thông tin giữa các thiết bị kết nối trong mạng.

♦ Điểm tới điểm: các mạng loại này kết nối trực tiếp hai router.

♦ Đa truy nhập: mạng loại này hỗ trợ nhiều router cùng kết nối tới. Loại này lại đợc chia thành hai loại con:

 Các mạng quảng bá cho phép chuyển gói tới tất cả các router một cách đồng thời. Khi đó thiết bị phát sẽ sử dụng một địa chỉ đợc tất cả các thiết bị khác nhận biết gọi là địa chỉ quảng bá. Ethernet và Token-ring là hai loại mạng đa truy nhập quảng bá OSPF.

 Mạng không quảng bá không có khả năng trên đây. Mỗi gói tin phải đợc xác định một địa chỉ dẫn tới một Router nhất định. X.25 và Frame Relay là hai ví dụ của mạng đa truy nhập không quảng bá OSPF.

♦ Điểm - đa điểm: Đây là trờng hợp đặc biệt của mạng đa truy nhập không quảng bá. Trong đó mỗi thiết bị không nhất phải kết nối trực tiếp với mọi thiết bị khác.

Router lân cận.

Các router cùng kết nối tới một mạng đợc coi là các router lân cận. Giữa hai router lân cận có thể đợc thiết lập mối quan hệ cận kề. Khi hai router lân cận trao đổi bảng trạng thái liên kết với nhau là chúng đã có mối quan hệ này.

Việc trao đổi các thông tin trạng thái kết nối giữa các router lân cận sẽ chiếm dung một lợng lớn lu lợng đờng truyền. Để giảm bớt lợng thông tin trao đổi này, một router không cần thiết phải tạo mối quan hệ cận kề với mọi thiết bị lân cận:

♦ Trong mạng đa truy nhập : quan hệ cận kề đợc thiết lập giữa mỗi router với một router đợc chỉ định.

♦ Trong mạng điểm tới điểm: quan hệ cận kề đợc tạo ra giữa cả hai router.

♦ Mỗi mạng đa truy nhập chọn ra một Router đợc chỉ định (DR) và một router đợc chỉ định dự phòng (BDR). DR thực hiện hai chức năng sau trong đoạn mạng:

♦ Nó thiết lập mối quan hệ cận kề với mọi router trong mạng đa truy nhập đó. Điều này làm cho DR trở thành điểm trung tâm để chuyển các LSA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

♦ Nó tạo ra các bản tin thông báo liên kết liệt kê từng router kết nối tới mạng đa truy nhập đó.

BDR tạo ra quan hệ cận kề tơng tự nh router đợc chỉ định. Nó có trách nhiệm thực hiện các chức năng của DR khi RD gặp sự cố.

Một phần của tài liệu Các giao thức định tuyến cổng nội trong mạng IP (Trang 102 - 105)