L C= (N T* CB* K ): NP
2.3.4. Đánh giá chung việc áp dụng các hình thức trả lương tại Công ty
- Những mặt đạt được:
Công tác tiền lương của Công ty đã đảm bảo được các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
Tiền lương của người lao động trong Công ty đã đáp ứng được yêu cầu tái sản xuất sức lao động: Quy chế trả lương của Công ty đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật vì được căn cứ vào các văn bản pháp lý của các Bộ, Ngành, của các cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các yếu tố về
điều kiện lao động, giá cả thị trường... nên đã đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động.
Đảm bảo nguyên tắc trả lương ngang nhau cho lao động như nhau hay nguyên tắc trả lương theo lao động. Các hình thức trả lương được áp dụng đúng đối tượng nên phần nào đã phát huy được tính hiệu quả của mỗi hình thức. Trong đó tiền lương cơ bản được tính căn cứ vào hệ số lương và số ngày công làm việc thực tế, ngày hưởng lương chế độ theo quy định của Nhà Nước. Phần tiền lương này góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tiền lương doanh số được tính theo hiệu quả làm việc và được tính dựa vào số ngày công thực tế làm việc.
Ngoài ra công tác tiền lương mà Công ty áp dụng còn đảm bảo được các yêu cầu đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu giúp người lao động có thể nắm bắt được phần tiền lương mà mình nhận được. Điều này đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý.
Trong hình thức trả lương theo thời gian có kèm theo tiền phụ cấp trách nhiệm. Đây là một chế độ khuyến khích người lao động có thái độ làm việc tốt hơn, quan tâm tới chất lượng và hiệu quả công việc mà mình đảm nhiệm. Nhờ đó mà gắn bó người lao động với tập thể với xí nghiệp.
- Hạn chế tồn tại:
Tiền lương đôi khi chưa phản ánh đúng hao phí lao động của người lao động. Cụ thể là:
Tiền lương mà người lao động gián tiếp nhận được không liên quan trực tiếp đến kết quả của họ. Vì vậy trong nhiều trường hợp nó không phản ánh đúng hao phí lao động của họ.
Trong công tác tiền lương, bộ phận tính lương của Công ty vừa đảm nhận việc chấm công, vừa theo dõi doanh số của nhân viên để tính lương cho từng người, từng địa bàn. Nên công việc khá bận, có tháng việc tính và trả
lương cho cán bộ công nhân viên chậm 1 đến 2 ngày. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên để đảm bảo thời gian trả lương cho người lao động cho chính xác.
Đối với hình thức trả lương theo thời gian: Công ty chưa có những biện pháp quản lý thời gian làm việc của lao động gián tiếp một cách có hiệu quả. Nguyên nhân là do Công ty chưa thực hiện phân tích công việc nên nội dung bản chất công việc cũng như số lượng người cần thiết để thực hiện công việc đó cũng chưa được xác định cụ thể. Điều này làm cho công tác phân công, bố trí lao động chưa hợp lý. Mặt khác việc phân công, bố trí công việc không hợp lý còn dẫn đến hiện tượng người lao động không thực hiện được nhiệm vụ được giao.
Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Việc trả lương theo hình thức này mới chỉ dựa vào số lượng sản phẩm mà nhân viên bán được mà chưa tính đến những hàng hoá bị hỏng, không đảm bảo chất lượng tức là chưa chú ý đến chất lượng lao động. Việc xây dựng đơn giá cho các mặt hàng thường xuyên phải thay đổi do giá cả thị trường, tiền lương tối thiểu thay đổi đòi hỏi phải điều chỉnh lại đơn giá tiền lương cho chính xác, phù hợp vói thực tế cuộc sống của cán bộ nhân viên trong Công ty.
CHƯƠNG III