L C= (N T* CB* K ): NP
3.2.1. Hoàn thiện định mức lao động
Định mức lao động trong Công ty là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động cụ thể. Định mức lao động tạo khả năng kế hoạch hoá nguồn nhân lực tốt hơn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhất việc tính toán xác định máy móc thiết bị và số lao động cần thiết, khuyến khích sử dụng lao động hợp lý... do vậy việc hoàn thiện định mức lao động trong Công ty là một vấn đề quan trọng trong trả lương cho người lao động.
Về mặt lý thuyết, định mức lao động của người lao động thay đổi theo từng thời kì, nó phụ thuộc vào sự hiện đại của công nghiệ sản xuất cũng như đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, điều này làm cho hao phí lao động sống tăng lên. Bên cạnh đó, định mức lao động được xây dựng dựa trên phương pháp kinh nghiệm, tức là dựa vào kinh nghiệm của người làm công tác định mức và những số liệu thu thập trong thời gian trước. Đó là công tác định mức lao động mà một công ty sản xuất sản phẩm thường áp dụng. Còn đối với một Công ty hoạt động kinh doanh bằng phương pháp mua và bán hàng hóa trên thị trường như Công ty TNHH Dược Phẩm Phương Đông thì công tác định mức lao động hầu như rất khó xác định được. Tuy nhiên, do hiệu quả của việc định mức trong lao động thì Công ty cũng nên xây dựng một mức trung bình cho từng công việc nhằm góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương phù hợp cho người lao động.
Xây dựng mức lao động thì Công ty nên chia làm hai loại lao động chủ yếu là: định mức lao động gián tiếp và định mức lao động trực tiếp cho nhân viên bán hàng.
- Định mức lao động gián tiếp:
Do đặc điểm của lao động quản lý là lao động mà công việc của người lao động là công việc khó định mức, định mức lao động phức tạp. Nhiệm vụ của định mức lao động quản lý là:
+ Xác định lượng lao động của từng công việc cụ thể + Xác định số lượng người cần thiết
Để định mức lao động trong Công ty có tính khoa học và chính xác, Công ty phải xây dựng bản mô tả công việc cho từng công việc cụ thể để người lao động biết được chức năng, nhiệm vụ cụ thể của người lao động nhằm giúp người lao động hoàn thành công việc một cách có hiệu quả nhất.
Ví dụ: Bản mô tả của chuyên viên lao động tiền lương thuộc phòng Tổ chức – Hành chính là:
+ Quản lý về lao động, tiền lương, chế độ BHXH< BHYT cho người lao động, các chế độ chính sách với người lao động trong Công ty.
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng quy chế trả lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động.
+ Hướng dẫn và quản lý việc kí kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động cho người lao động trong Công ty
+ Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh tại các địa bàn, tham gia vào công tác tuyển dụng...
...
Lao động trực tiếp là những lao động mà công việc của họ làm mang tính chất cụ thể hơn. Nên nếu Công ty xây dựng mức lao động thì dựa vào những yếu tố sau về:
+ Thâm niên nghề nghiệp, các yếu tố chủ động sáng tạo trong công việc, yếu tố nhạy bén và kĩ năng kĩ xảo của nghề...
+ Trách nhiệm đối với nghề nghiệp