Phương pháp kiểm toán:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA). (Trang 32 - 34)

Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được các mục đích kiểm toán đã được đặt ra.

Để kiểm toán TSCĐ, KTV có thể sử dụng cả hai phương pháp kiểm toán : phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ.

Phương pháp kiểm toán cơ bản : là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp. Phương pháp này còn được gọi là các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu.

Đây là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên phạm vi và mức độ vận dụng lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Khi hệ thống KSNB của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp.

Phương pháp kiểm toán cơ bản gồm các kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau:

o Phân tích đánh giá tổng quát : là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.

- Tác dụng: Giúp KTV khai thác các bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông tin thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất bình thường trên BCTC, để KTV xác định mục tiêu, phạm vi , qui mô, lượng công việc cần kiểm toán , từ đó đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà kiểm toán viên thấy cần thiết.

o Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản : là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan , kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản.

- Tác dụng: Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ số dư và tài khoản nhằm mục đích thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu khế toán.

Phương pháp này gồm thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết số dư tài khoản.

Phương pháp kiểm toán tuân thủ: là thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp

Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế KSNB của doanh nghiệp.

Phương pháp này thường được áp dụng với các khách hàng truyền thống và hệ thống KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả.

Phương pháp này gồm kỹ thuật điều tra hệ thống và các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát.

o Kỹ thuật điều tra hệ thống : là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng lọai được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm toán áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm toán, cho phép KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản.

o Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát : là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản, tức là thử nghiệm cơ bản về số liệu.

Việc tiến hành hay không tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát sau khi đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống và thấy rằng rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao.

Chương 2:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA). (Trang 32 - 34)