Thực hiện kế hoạch kiểm toán:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA). (Trang 49 - 57)

Nhóm kiểm toán sẽ nhanh chóng tiến hành kiểm toán theo kế hoạch, chương trình kiểm toán. Để tiến hành thực hiện kiểm toán, đoàn kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các chứng từ, tài liêu liên quan đến TSCĐ như biên bản kiểm toán năm trước (nếu là khách hàng quen thì biên bản này công ty kiểm toán đã có trong file kiểm toán cũ), sổ tổng hợp, chi tiết tài khoản 211,212,213,214, biên bản thanh lý, hợp đồng mua bán TSCĐ...

Tại khách hàng ABC, sau buổi thảo luận, sáng ngày 11/03/2010 đoàn kiểm toán đến trụ sở chính của công ty tại Tràng Tiền để tiến hành kiểm toán.

Đối với mỗi loại khách hàng thì bước công việc này được thực hiện khác nhau. Đối với khách hàng mới, phía kiểm toán mới chỉ tìm hiểu sơ bộ về công ty thì bước công việc này được thực hiện cẩn thận. KTV sẽ lập bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB, thực hiện một số thủ tục nếu thấy cần thiết. Đối với các khách hàng quen thuộc, hai bên có sự am hiểu và tin tưởng lẫn nhau thì bước này được thực hiện nhanh gọn, KTV đánh giá khái quát theo hiểu biết khách hàng năm trước kết hợp với đánh giá của bản thân về những thay đổi trong Hệ thống KSNB của công ty khách hàng.

Công ty ABC là công ty đã gắn bó với AVA 3 năm nay, nên việc kết luận về hệ thống KSNB của công ty khá dễ dàng. Theo kết quả kiểm toán 2 năm qua và xét đoán bản thân, kết hợp với thực hiện một số thủ tục kiểm soát cơ bản như xem dấu hiệu soát xét của KSNB, quy định về hệ thống KSNB, phỏng vấn một số nhân viên đồng thời quan sát tổng quan cách thức làm việc của nhân viên.

Với khách hàng ABC, KTV lập bảng câu hỏi “Tìm hiểu hệ thống KSNB”. Kết quả thu được rất khả quan. Hơn nữa KTV cũng đã thực hiện một số thủ tục kiểm toán sau nhằm có nhận xét khách quan hơn:

Bảng 4: Thủ tục khảo sát

Thủ tục KSNB Tham chiếu Người Thực hiện Ngày Thực hiện 1.Tính hiện hữu

- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh nghiệp quản lý sử dụng, tính độc lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ.

- Sự có thật của công văn xin đề nghị mua TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ.

- Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại.

2.Tính đầy đủ

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên. 3.Quyền và

nghĩa vụ

TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân đối tài sản.

4.Sự phê chuẩn

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp.

5.Tính chính xác

Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ.

6.Tính kịp thời

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu

Kết hợp giữa việc thực hiện các thủ tục và bảng câu hỏi thu được, KTV nhận xét rủi ro kiểm soát là thấp và lưu lại kết quả trong giấy tờ làm việc (kèm theo phụ lục 1.7).

Bước 2 : Thủ tục phân tích:

Đối với khoản mục TSCĐ, KTV của công ty thực hiện kiểm toán tất cả các NV phát sinh.

Trước tiên, KTV sẽ so sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước và kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp để tìm ra biến động bất thường. Thông thường KTV lập bảng tính các chỉ tiêu so sánh cần thiết để từ đó đưa ra nhận xét.

AVA thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ nhằm có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của khách hàng mà cụ thể ở đây là khoản mục TSCĐ như so sánh các chỉ tiêu trên BCTC hoặc lập các tỉ suất tài chính năm nay với năm trước.

Đối với khoản mục TSCĐ KTV chỉ tiến hành phân tích như sau : Đầu tiên KTV phân tích nguyên giá, giá trị còn lại, khấu hao lũy kế trên bảng CĐKT cho cả số đầu kì ( 31/12/2008) và số cuối kì (31/12/2009). Phương pháp được sử dụng là so sánh tuyệt đối, tức là KTV tính ra chênh lệch về số tiền và tỷ lệ phần trăm của các khoản phải thu trên bảng CĐKT giữa số cuối kì và đầu kì.

Chênh lệch số tiền = Số tiền cuối kì - Sổ tiền đầu kì Chênh lệch phần trăm = Số tiền CK/Số tiền ĐK*100-100

Sau khi tính toán về mặt số liệu, KTV căn cứ vào các số liệu đó để đưa ra các nhận xét hoặc ghi chú về các biến động bất thường về TSCĐ. Từ các nhận xét sơ bộ này KTV tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động là có hợp lý hay không. Đây chính là các chỉ dẫn về các vấn đề mà KTV phải chú ý kiểm tra và làm rõ trong quá trình kiểm toán sau đó. KTV cũng tiến hành phân tích các tỷ suất như chi phí khấu hao trong kỳ trên giá trị còn lại, khấu hao lũy kế trên giá trị còn lại, tổng nguyên giá trên tổng tài sản.

Cụ thể đối với khách hàng ABC, KTV thu thập số liệu từ bảng cân đối kế toán.

Bảng 5: Trích BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN từ 01/01 đến 31/12/09

Chỉ tiêu

Thuyết

minh Cuối năm Đầu năm

II. Tài sản cố định 1.342.653.036 1.383.826.287 1. Tài sản cố định hữu hình 8 1.342.653.036 1.383.826.287 Nguyên giá 1.881.727.928 1.620.177.001

Gía trị hao mòn lũy kế -539.074.892 -236.350.714 2. Tài sản cố định thuê

TC - -

3 . Tài sản cố định vô

hình 9 0 0

Nguyên giá 16.744.000 0

Đông thời KTV cũng thu thập bảng số liệu tổng hợp về tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty ABC trong năm qua (kèm theo phụ lục 1.8). Từ đó KTV đã lập bảng phân tích (kèm theo phụ lục 1.9).

Theo kết quả phân tích thì nguyên giá TSCĐ trong năm tăng 16% , theo tìm hiểu qua thuyết minh BCTC và phỏng vấn một số nhân viên thì nguyên nhân tăng là do mua sắm, không có nghiệp vụ giảm TSCĐ. Khấu hao trong kỳ tăng 135% là do tăng nguyên giá. Tỷ suất khấu hao/ TSCĐ cũng từ đó mà tăng cao (26,81%). Như vậy ta thấy chỉ tiêu khấu hao biến động khá lớn so với mức tăng nguyên giá. Trong quá trình kiểm toán tiếp theo KTV sẽ phải chú ý đến việc trích khấu hao. Cũng qua bảng phân tích trên, KTV cũng thấy cần phải quan tâm đến việc mua sắm TSCĐ trong kỳ, quan tâm đến TSCĐ vô hình mua mới và việc trích khấu hao cho các tài sản này.

Tuy nhiên việc thực hiện việc phân tích trên chỉ mới có thể nhận xét sơ bộ, giúp KTV khoanh vùng kiểm toán mà chưa thể kết luận cho khoản mục này. Vì vậy KTV phải thực hiện các kiểm tra chi tiết.

Bước 3 : Kiểm tra chi tiết

Các thủ tục này thực hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào nhận xét của KTV về RRKS ở bước 1. Nếu RRKS càng thấp thì các thủ tục phân tích sẽ thực hiện ít hơn và ngược lại.

Đối với khách hàng ABC, theo kết quả nhận xét ở bước 1 thì RRKS thấp nên các thủ tục ở bước này KTV có thể thực hiện ít các thủ tục phân tích.

KTV thực hiện các nôi dung như sau:

o Chứng kiến kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán : nếu bên kiểm toán được chứng kiến kiểm kê TSCĐ vào thời điểm khóa sổ kế toán, KTV sẽ chú ý quan sat việc kiểm kê của khách hàng có đáng tin cậy không, tập trung vào các TSCĐ có giá trị lớn, xem cách bố trí, phân loại các loại TSCĐ. Nếu KTV thấy số liệu kiểm kê khớp với sổ kế toán thì khối lượng công việc kiểm toán tiếp theo sẽ giảm, KTV có

thể giảm bớt phạm vi kiểm toán. Nếu số liệu kiểm kê không khớp thì KTV sẽ yêu cầu khách hàng giải trình và công việc tiếp sau của KTV cũng phải nhiều hơn.

o Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ :

Nếu không được tham gia kiểm kê, KTV sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp biên bản kiểm kê, sau đó có thể phỏng vấn một số nhân viên đã tham gia kiểm kê, hỏi xem cách thức thực hiện của họ ra sao. Nếu có điều kiện thì KTV có thể thực hiện kiểm kê chọn mẫu một số TS có giá trị lớn, hoặc KTV quan sát hoạt động sản xuất, quan sát phân xưởng để đánh giá chung về mức độ tin cậy của biên bản kiểm kê.

Khách hàng ABC, do là khách hàng quen thuộc, họ đã có kế hoạch mời công ty thực hiện kiểm toán nên trước khi khóa sổ kế toán, phía bên công ty ABC đã cho mời đại diện công ty AVA tham gia kiểm kê cuối năm. Hai bên có xác thực số liệu kiểm kê khớp đúng với sổ kế toán, KTV cũng đánh giá việc kiểm kê là đáng tin cậy.

Việc tiếp theo là KTV thu thập bảng tổng hợp theo nhóm tài sản cố định, theo dõi về nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ thể hiện: số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong số dư cuối kỳ. Đối với khách hàng ABC, theo bảng cân đối kế toán thì công ty không có TS thuê tài chính, nên KTV chỉ cần thu thâp sổ tổng hợp và chi tiết TK 211,213.

Kiểm tra nguyên giá :

KTV đã thực hiện việc đối chiếu số dư đầu kỳ, cuối kỳ của nguyên giá TSCĐ hữu hình, vô hình với số liệu trên bảng cân đối kế toán, với kết quả kiểm toán năm trước mà công ty đã thực hiện kiểm toán và thấy số liệu là khớp đúng (kèm theo phụ lục 1.10; phụ lục 1.11).

Sau khi đối chiếu thấy khớp số liệu tổng hợp, KTV tiếp tục thực hiện thủ tục phân tích các các ngiệp vụ theo sổ chi tiết để kiểm tra số phát sinh nguyên giá TSCĐ.

Các NV làm tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ đều phải có căn cứ hợp lý, đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ, có các chứng từ gốc kèm theo, thông thường là hợp đồng mua bán hay biên bản thanh lý, nhượng bán, KTV sẽ thực hiện một số thủ tục cho là cần thiết.

Đối với khách hàng ABC, do khách hàng không phát sinh NV giảm nguyên giá cũng như việc tăng chỉ do mua bán nên KTV chỉ cần kiểm tra các NV mua bán TSCĐ trong kỳ. KTV thực hiện thủ tục phân tích và thu được kết quả kiểm tra theo các giấy tờ làm việc (kèm theo phụ lục 1.12; 1.13; 1.14; 1.15).

Kiểm tra chi phí khấu hao:

Để thực hiện công việc này, KTV sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp sổ tổng hợp TK 214, bảng tính khấu hao cả năm của khách hàng và nếu cần thiết có thể yêu cầu cung cấp bảng tính khấu hao một số tháng để kiểm tra chi tiết, xem tỷ lệ trích khấu hao, thời điểm trích khấu hao. KTV kết hợp với thông tin khách hàng đã tìm hiểu xem khách hàng trích khấu hao đối với mỗi loại tài sản cố định theo phương pháp nào, thời gian trích khấu hao là bao nhiêu. KTV cũng phải xem xét hợp đồng mua bán, biên bản nghiệm thu hay biên bản bàn giao hoàn thành TS xây dựng dở dang để biết được giá trị trích khấu hao, thời điểm tính khấu hao, thời gian tính khấu hao. Thông thường khách hàng hay sai sót khi tính thời điểm bắt đầu trích khấu hao hoặc có thể hiểu không đúng quy định nên không trích liên tục mà chỉ để ý đến việc trích đủ số thời gian khấu hao.

Sau đây làm giấy tờ làm việc KTV thực hiện với khách hàng ABC: phụ lục 1.16. Sau khi số liệu trên bảng tổng hợp đã khớp với bảng CĐKT, KTV xem xét tỷ lệ trích khấu hao, thời điểm bắt đầu trích khấu hao có đúng phương pháp và nguyên tắc kế toán hay không, tính toán số học có chính xác không. KTV đã thu thập bảng trích khấu hao trong năm của khách hàng ABC. Bộ phận văn phòng công ty phát hiện một sai sót về nguyên tắc trích khấu hao ( kèm theo phụ lục 1.17 ) còn bộ phận BQL dự án La Thành ko xảy ra vấn đề gì.

Để có thể đưa ra nhận xét đúng đắn nhất có thể về TSCĐ, KTV cũng xem xét các tài liệu liên quan để phát hiện các TSCĐ đã được đem ra thế chấp, cầm cố hoặc TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng vẫn được ghi nhận trên khoản mục TSCĐ.

Đối với khách hàng ABC, không xảy ra hiện tượng này.

Bước 4 : Kết luận về các mục tiêu kiểm toán

Sau khi đã thực hiện hết các bước trên, KTV sẽ đưa ra nhận xét về các mục tiêu kiểm toán.

Các kết luận này là kết luận rút ra sau quá trình thực hiện các thủ tục phân tích trên. Đối với khách hang ABC, KTV nhận định TSCĐ cả về nguyên giá và trích khấu hao: do một số nghiệp vụ chưa có đủ chứng từ kèm theo và việc trích khấu hao của TSCĐ vô hình còn sai nên ngoài mục tiêu phát sinh, tính toán còn chưa thỏa mãn thì các mục tiêu kiểm toán khác đều thỏa mãn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA). (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w