Phiếu xác định nhu cầu đào tạo
2.2.7.1. Công tác bồi huấn thường xuyên và bồi huấn nâng bậc.
Công ty không quản lý trực tiếp vấn đề đào tạo mà giao xuống cho các đơn vị trực thuộc tự tổ chức đào tạo và bên cạnh đó công ty cử một số cán bộ phụ trách đào tạo xuống kiểm tra lại những người được đào tạo thông qua
hình thức hỏi đáp là chủ yếu. Trên cơ sở đó, mới đưa ra kết luận họ có thực sự đạt được yêu cầu hay không. Ngoài ra công ty còn ban hành bộ tiêu chuẩn bậc thợ và tập giáo trình bồi huấn áp dụng toàn công ty. Tập giáo trình này chủ yếu là nhắc lại các kiến thức lý thuyết mà người lao động đã được học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay trung tâm đào tạo chứ không phải là các kĩ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện công việc hiện tại của người lao động. Hàng năm, các đơn vị trực thuộc tự lập ra thời gian, nội dung đào tạo dựa trên tập giáo trình huấn luyện này. Sau khi lập xong đơn vị trực thuộc bố trí thời gian hợp lý để tổ chức thi, trước khi tổ chức thi các đơn vị trực thuộc này phải trình lên công ty để xét duyệt, nếu công ty đồng ý thì họ sẽ tiến hành thực hiện luôn. Vì vậy đào tạo bồi huấn thường mang tính hình thức, qua quýt, không chuyên sâu. Mặc dù đây là hình thức đào tạo kèm cặp, chỉ dẫn tại chỗ nhưng thực tế vẫn chưa hoàn toàn như vậy mà nó được áp dụng tập trung trên lớp về lý thuyết là chủ yếu. Hơn nữa chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các đơn vị được biểu hiện cụ thể như: có những đơn vị hoạt động lâu dài, có nhiều cán bộ giỏi, kinh nghiệm lâu năm thì người lao động được đào tạo tốt, có kĩ năng vững vàng. Ngược lại có những đơn vị thành lập được một thời gian ngắn, cán bộ thiếu kinh nghiệm, thiếu đội ngũ giáo viên hướng dẫn chất lượng cao thì chất lượng đào tạo kém, người lao động có kĩ năng nghề nghiệp không cao.
Bảng 2.7: Kết quả thi nâng bậc và giữ bậc năm 2005- 2007 Năm 2005 2006 2007 Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt Kết quả thi nâng bậc 56/90 34/90 133/141 8/141 35/42 7/42 Kết quả thi giữ bậc 90/115 25/115 141/157 16/157 42/60 18/60 ( Nguồn: Phòng Lao động tiền lương của Công ty )
Mặc dù hàng năm có rất nhiều công nhân được nâng bậc lương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi. Nói chung, trình độ của công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay vẫn chưa đạt yêu cầu như quy định của tiêu chuẩn bậc thợ đã đề ra. Còn đối với khối quản lý đường dây thì trình độ của người công nhân đã đáp ứng được đáng kể của công viêc đòi hỏi.Nhưng đối với khối quản lý trạm biến áp yêu cầu đòi hỏi “chất xám” nhiều thì tình trạng công nhân chưa đạt yêu cầu tương đối lớn. Còn đối với công nhân vận hành, tiêu chuẩn đề ra là ngoài việc vận hành còn phải biết sửa chữa đường dây nhưng số công nhân đáp ứng được yêu cầu đó còn rất thấp, chủ yếu là số công nhân trình độ thấp. Vì vậy mỗi khi có sự cố xảy ra thì những đơn vị trực thuộc này gặp vấn đề rất khó khăn trong việc giải quyết tình trạng này mà thường công ty phải cử lực lượng sửa chữa từ Hà Nội xuống để giải quyết. Điều đó gây nhiều tốn kém về chi phí di chuyển người, phương tiện và đặc biệt là chi phí kinh tế to lớn do thời gian mất điện kéo dài.
Năm Số trạm biến áp Số công nhân có chức danh vận hành Số công nhân vận hành đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ % công nhân đạt tiêu chuẩn 2005 20 150 70 47%
( Nguồn: Phòng Lao động tiền lương của Công ty )
• Nguyên nhân của chất lượng đào tạo, bồi huấn thường xuyên và bồi huấn nâng bậc hàng năm của công ty truyền tải điện 1 còn thấp là:
- Áp dụng việc đào tạo bồi huấn một cách đại trà, qua quýt.
- Thiếu sự chuẩn bị chu đáo, cần thiết cho việc đào tạo, bồi huấn tại chỗ cho các đợn vị trực thuộc.
- Đơn vị trực thuộc chưa đủ điều kiện, khả năng để có thể đảm nhận được việc tự lập kế hoạch và nội dung đào tạo.