Tín dụng cho hộ nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp.doc (Trang 34 - 45)

Ngày 31/8/1995 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 525/TTg "về việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo". Theo đó ngày

11/9/1995 Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 230/QĐ/NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 12/12/1995. Ngân hàng phục vụ nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1996.

Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động trên phạm vi cả nước, có chức năng huy động các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho vay để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Các nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn.

Phát hành chứng chỉ nợ, vay chiết khấu và tái chiết khấu từ ngân hàng Nhà nước, vay các nguồn vốn khác trong và ngoài nước theo các dự án để cho vay người nghèo, vùng nghèo.

Tổ chức huy động vốn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo để giúp đỡ nhau trong sản xuất, trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng.

Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế đối với người nghèo.

Được nhận các nguồn tài trợ không hoàn lại từ các quốc gia, tổ chức quốc tế để bổ sung vốn cho vay vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với người nghèo.

Đối tượng cho vay của ngân hàng phục vụ người nghèo: là các hộ nghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sản xuất và có khả năng hoàn trả vốn (cả gốc và lãi) đúng thời hạn đã cam kết.

Ngân hàng phục vụ người nghèo cho hộ nghèo vay vốn theo chuẩn mực phân loại hộ nghèo, vùng nghèo do Bộ lao động thương binh và xã hội phối hợp với các bộ, ngành các cơ quan khác công bố theo từng thời kỳ.

Ban xoá đói giảm nghèo ở xã, phường xem xét lựa chọn danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn.

Danh sách hộ nghèo có sự xác nhận của uỷ ban nhân dân phường, xã sở tại gửi đến chi nhánh ngân hàng phục vụ người nghèo tại huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Chủ hộ là các đại diện hộ gia đình trong các giao dịch tín dụng với ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉ cho vay những hộ nghèo không có dư nợ vay các tổ chức tài chính, tín dụng khác.

Phương thức cho vay đối với hộ nghèo.

Ngân hàng phục vụ người nghèo tổ chức cho vay trực tiếp đến hộ nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo phối hợp với các ngân hàng thương mại quốc doanh, tổ vay vốn trong cộng đồng người nghèo và các tổ chức khác, để huy động vốn và truyền tải vốn cho vay trực tiếp đến hộ nghèo.

Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo bao gồm: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn nhận uỷ thác, vốn khác.

Kết quả hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo.

Sự ra đời của ngân hàng phục vụ người nghèo đáp ứng cấp thiết vấn đề giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nước ta. Do vậy nó tạo nên nhiều thuận lợi, được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và cộng đồng người nghèo. Sau gần 5 năm hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kết quả đó thể hiện.

Biểu số 4: Nguồn vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đến ngày 31 /12 /2000

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu về nguồn vốn Số tiền huy động

Nguồn vốn điều lệ 700

Nguồn vốn huy động trong cộng đồng dân cư thông qua các ngân

hàng thương mại quốc doanh

Nguồn vốn vay của ngân hàng nhà nước

900 Ngồn vốn nhận cho vay uỷ thác từ

ngân sách các tỉnh

338 Nguồn vốn vay từ nước ngoài 139 Nguồn vốn huy động trong cộng

đồng người nghèo

35

Tổng nguồn vốn 5015

Nguồn [11]

Qua bảng số 4 cho ta thấy, tính đến 31/12/2000, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã huy động được tổng nguồn vốn là 5.015 tỷ đồng, so với nguồn vốn từ khi thành lập và chuyển giao từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo chuyển sang là 521 tỷ đồng thì nguồn vốn đã tăng lên 4494 tỷ đồng. Nguồn vốn được tăng trưởng đều đặn qua các năm: năm 1996 tăng 37,8% so với nguồn vốn nhận bàn giao ban đầu, năm 1997 tăng 19,5% năm 1998 tăng 46,2% năm 1999 tăng 19,4%, năm 2000 tăng 22,8% với kết cấu nguồn chủ yếu là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh 2903 tỷ đồng chiếm 57,8% tổng nguồn vốn.

Vốn điều lệ là 700 tỷ đồng chiếm 14% tổng nguồn vốn.

Đã được ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế cho vay đặc biệt theo chỉ định từ Chính phủ 900 tỷ đồng chiếm 17,9% tổng nguồn vốn trong đó cho vay trung hạn (thời hạn 5 năm) số tiền 600 tỷ đồng và cho vay ngắn hạn số tiền 300 tỷ đồng.

Được ngân sách các tỉnh trích nguồn vốn chuyển sang ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay uỷ thác 338 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng nguồn vốn.

Ngân hàng đã vay nước ngoài 6,1 triệu USD (tương đương với 88 tỷ VNĐ), là khoản vay trong hiệp định vay 10 triệu USD của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mà Ngân hàng phục vụ người nghèo đã ký hiệp định vay vốn phụ với Bộ tài chính từ tháng 8/1999; nhận vốn vay tháng 9/2000; vốn dịch vụ từ các tổ chức quốc tế để thực hiện một số dự án là 51 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là dự án IFAD.

Huy động nguồn vốn từ cộng đồng người nghèo là 35 tỷ đồng. Số tiền này tuy nhỏ nhưng cũng đã tạo dựng được ý thức và thói quen tiết kiệm cho người nghèo.

Với tổng nguồn vốn nêu trên, ngân hàng phục vụ người nghèo đã thực hiện cung cấp tín dụng tới phần lớn các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn trên phạm vi toàn quốc. Tính đến ngày 31/12/2000 đã có hơn 5 triệu lượt hộ nghèo nhận được vốn tín dụng từ ngân hàng phục vụ người nghèo với tổng số tiền là hơn 9.000 tỷ đồng. Với số vốn vay, hộ nghèo đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chủ yếu là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, mở rộng ngành nghề, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập để trả nợ ngân hàng với doanh số thu nợ đạt 4400 tỷ đồng và đã có gần 500 ngàn hộ nghèo đã thoát nghèo. Như vậy cứ 6,6 hộ vay vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo đã có một hộ thoát nghèo, qua số liệu báo cáo của từng chi nhánh cho thấy số hộ thoát nghèo ở miền núi cao hơn đồng bằng, cụ thể: ở miền núi cứ 6 hộ vay vốn có một hộ thoát nghèo và ở đồng bằng cứ 7,5 hộ vay vốn có một hộ thoát nghèo. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn 2,5 triệu hộ thuộc 208 ngàn tổ vay vốn còn dư nợ ngân hàng với số tiền 4704 tỷ đồng. Dư nợ bình quân mỗi hộ 1,88 triệu đồng.

Trong doanh số cho vay trên ngân hàng đã thực hiện cung cấp tín dụng tới tất cả những hộ nghèo ở vùng III, dư nự hộ nghèo ở khu vực III là 487 tỷ đồng với 280 ngàn hộ còn dư nợ, trong đó cho vay hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là 324 tỷ đồng với 183 ngàn hộ dư nợ.

Nhiều hộ nghèo là người dân tộc thiếu số cũng đã được vay vốn, vốn dư nợ là 733 tỷ đồng, chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơ Me, H'Mông...

Dư nợ cho vay chủ yếu là các hộ nghèo ở vùng nông thôn, có đến 88% vốn vay đầu tư vào lĩnh vực trồng chọt, chăn nuôi; 2,4% là nông nghiệp; 3,2% là ngành nghề thủ công và buôn bán nhỏ; nghề khác là 6,4%.

Biểu số 5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo vùng kinh tế tính đến ngày 31/12/2000. Đơn vị tính: % Vùng 1997 so với 1996 1998 so với 1997 1999 so với 1998 2000 so với 1999 Bình quân 5 năm

Vùng Trung du miền núi phía Bắc 37 39 33 22 33,2 Vùng Đồng bằng Sông Hồng 46 62 25 21 38,5 Vùng khu 4 cũ 16 43 24 26 27,2

Vùng Duyên Hải miền Trung 34 23 21 24 25,5 Vùng Tây Nguyên 14 17 16 8 13,7 Vùng Đông Nam Bộ 23 20 22 10 18,7 Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 13 29 23 18 20,7 Cả nước 27 37 26 21 27,7 Nguồn [11]

Qua biểu số 5 ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân chung của toàn quốc 5 năm qua là 27,7%. Như vậy có hai vùng tăng trưởng cao hơn bình quân trung của toàn quốc đó là: Vùng Đồng bằng Sông Hồng 38,5%, vùng Trung du miền núi phía Bắc 33,2%, trong đó vùng miền núi Trung du phía Bắc là vùng mặc dù có số hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40% số hộ thuộc khu vực III của toàn quốc) nhưng có tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm đứng thứ hai toàn quốc. Vùng có tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp nhất là Tây Nguyên 13,7%. Điển hình một số chi nhánh có dư nợ lớn như Thanh Hoá 237 tỷ, Nghệ An 172 tỷ, Hà Tây 138 tỷ, Nam Định 130 tỷ, Bắc Giang 129 tỷ, Thừa Thiên Huế 122 tỷ, Phú Thọ 120 tỷ, Hà Tĩnh 111 tỷ. Một số chi nhánh có dư nợ thấp là Bình Dương 21 tỷ, TP Hồ Chí Minh 23 tỷ, Vĩnh Long 36 tỷ, Bình Định 38 tỷ, Cần Thơ 40 tỷ....

Đến 31/12/2000 dư nợ bình quân/hộ toàn quốc là 1,88 triệu đồng. Có bốn vùng dư nợ bình quân/ hộ lớn hơn dư nợ bình quân / hộ toàn

quốc là Vùng Đồng bằng Nam Bộ 2,28 Triệu/hộ, Vùng duyên hải Miền Trung 2,09 triệu/hộ, Vùng Tây Nguyên 2,02 triệu/hộ, Vùng Trung du miền núi phía Bắc 1,99 triệu/hộ và các vùng còn lại dư nợ bình quân /hộ thấp, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 1,72 triệu/ hộ, vùng khu IV cũ 1,72 triệu/hộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng 1,76 triệu/ hộ. Chi nhánh có dư nợ bình quân /hộ lớn: Bình Phước 2,99 triệu/hộ, TP Hồ Chí Minh 2,48 Triệu /hộ, Yên Bái 2,47 triệu /hộ. Chi nhánh có dư nợ bình quân/hộ thấp là Sóc Trăng 1,31 triệu/hộ, Tuyên Quang 1,48 triệu/hộ, Thái Bình 1,51 triệu/ hộ.

Nhìn nhận lại kết quả của chương tình tín dụng xoá đói giảm nghèo từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, cơ thể đánh giá khái quát những mặt tích cực:

Một là: Ngân hàng phục vụ người nghèo được tổ chức và hoạt động theo Quyết định 525/TTg của Thủ tướng Chính phủ thực thi một thể chế chính sách được nông dân đồng tình hưởng ứng, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đây là giải pháp rất cụ thể, góp phần ổn định kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xã hội công bằng văn minh.

Trong điều kiện hiện nay mô hình được tổ chức và thiết lập bằng việc sử dụng hệ thống mạng lưới của các ngân hàng thương mại quốc doanh làm dịch vụ huy động vốn và cho vay đã tiết kiệm được chi phí xã hôị, tận dụng được nhân lực, công nghệ, tập trung được vốn, kỹ thuật... chuyển trực tiếp đến hộ nghèo người nghèo (không phải chi phí tuyển nhân lực, không tăng thêm các chi phí mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất...). Do đó triển khai được nhanh trên phạm vi toàn quốc về hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo, có cơ chế quản lý, hạch toán theo hệ thống riêng, thống nhất, phân định rõ nguồn vốn, sử dụng vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Cũng với mô hình đặc thù có Hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị các cấp đã tập hợp được sức mạnh tổng hợp của các ngành các cấp, các đoàn thể chính trị xã hội và đông đảo cộng đồng dân cư từ mọi miền đất nước góp tiền, góp sức phát huy tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Được Đảng bộ và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, nhiều tỉnh thành phố đã huy động được nguồn tiết kiệm chi ngân sách để hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo chuyển sang

Ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay. Đặc biệt những tỉnh đã huy động được nguồn vốn địa phương lớn như Nghệ An là 18,5 tỷ đồng, Hà Tây 17,1 tỷ đồng, Đắc Lác 14,8 tỷ đồng, Khánh Hoà 13,7 tỷ đồng, Lạng Sơn 9,9 tỷ đồng, Lâm Đồng 8,5 tỷ đồng...

Hai là: Chủ động ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn thông qua bù chênh lệch lãi suất huy động vốn và sử dụng phương pháp tín dụng ngân hàng để hỗ trợ vốn cho người nghèo (thay vì nguồn vốn cấp từ ngân sách có hạn bằng phương pháp huy động vốn trong dân cư, phần chênh lệch lãi suất cho vay được ngân sách cấp bù) đã tạo ra khối lượng vốn lớn hơn nhiều lần so với cách đầu tư trực tiếp từ ngân sách trước đây.

Ba là: Hình thành một cơ chế tín dụng riêng biệt tương đối phù hợp với người nghèo. Cơ chế cho vay được nới lỏng, đơn giản hoá thủ tục cho vay, người vay không phải đến trụ sở ngân hàng mà chỉ phải nộp đơn vay vốn thông qua tổ vay vốn và giao dịch vay trả ngay tại trụ sở xã. Người vay không phải thế chấp tài sản mà thay vào đó là sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng dân cư, sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong việc lồng ghép các chương trình XĐGN ở địa phương nhằm giúp cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn. Với cơ chế tín dụng như hiện nay, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động tín dụng đối với người nghèo, hộ nghèo thông qua việc bình xét các đối tượng được vay vốn của các tổ chức cộng đồng xã hội, mở rộng tính công khai dân chủ và tính nhân dân sâu sắc.

Các chính sách và cơ chế tín dụng xoá đói giảm nghèo đã được thay đổi phù hợp với các quy định cuả ngành và sự phát triển chung trong từng thời kỳ:

Về lãi suất cho vay: 5 năm qua đã có 5 lần thay đổi theo hướng hạ lãi suất cho vay đối với người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo từ mức lãi suất 1,2%/tháng hạ xuống 1%/tháng, 0,8%/tháng và hiện nay đang áp dụng là 0,7%/tháng riêng đối với hộ nghèo vùng III được vay lãi suất 0,6%/tháng và đều thấp hơn lãi suất cho vay hiện hành của các ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng. Ngoài lãi suất cho vay, người nghèo, hộ nghèo không phải trả một khoản phí nào cho ngân hàng hoặc các tổ chức chính trị xã hội khác.

Về quy hoạch mức cho vay tối đa: khi mới thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, mức cho vay không qua 2,5 triệu đồng/ hộ. Hiện nay điều chỉnh nâng lên tối đa không qua 3 triệu đồng/hộ. Riêng đối với những hộ nghèo đầu tư cho chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, mua sắm công cụ nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, kinh doanh ngành nghề được vay vốn tối đa đến 5 triệu đồng/hộ, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo và quy mô sử dụng vốn đối với hộ nghèo.

Về thời hạn cho vay: khi mới thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, thời hạn cho vay trung hạn tối đa 36 tháng và hiện nay thời hạn

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp.doc (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w