Các quỹ tương trợ của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp.doc (Trang 47 - 49)

Các quỹ tương trợ của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện chương trình khai thác và quản lý các nguồn vốn: vốn dự án quốc tế, vốn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua hình thức tín chấp, vốn đóng góp của hội viên, vốn đóng góp của hội viên, vốn tài trợ của các tổ chức cá nhân khác. Nguồn vốn của quỹ dùng để hỗ trợ cho phụ nữ trước hết là phụ nữ nông dân nghèo vay phát triển sản xuất, kinh tế gia đình để tăng thu nhập.

Vốn từ các nguồn khác nhau nên lãi suất, phương thức và thời hạn cho vay rất đa dạng và khác nhau. Song mục tiêu xuyên suốt hàng đầu là hỗ trợ vốn sản xuất cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo.

Qua các năm hoạt động, các quỹ tương trợ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đạt được một số kết quả sau:

- Về huy động vốn và cung cấp vốn tín dụng cho phụ nữ: trong những năm qua đã huy động được nguồn vốn trên 4000 tỷ đồng và cho 6 triệu lượt phụ nữ vay (trong đó có hơn 4 triệu phụ nữ nghèo).

Với mô hình tín dụng - tiết kiệm của nhóm phụ nữ tiết kiệm do Hội thành lập đến nay cả nước đã có gần 400 ngàn nhóm, số vốn tiết kiệm được là 335 tỷ đồng. Nhóm phụ nữ tiết kiệm không chỉ cho phụ nữ vay vốn, mà còn là nơi để phụ nữ nghèo được tham gia các hoạt động xã hội của mình thông qua các hoạt động, chị em còn được phổ biến nâng cao kiến thức về mọi mặt. Bên cạnh mô hình trên, Hội còn phát động "ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" đã thu hút được sự tham gia rộng rãi của cả cộng đồng, với số tiền là 122 tỷ đồng và đã có 200 ngàn phụ nữ nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng được vay vốn này.

Với vai trò tín chấp Hội đã tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức. Sau 4 năm thực hiện hội đã tín chấp cho 12.750 phụ nữ nghèo ở 51 xã được vay vốn của ngân hàng với số tiền là 12,7 tỷ đồng. Qua khảo sát các đối tượng phụ nữ nghèo vay vốn của "quỹ tình thương" cho thấy 86% số chị em đã vượt qua nghèo khổ, thu nhập gia đình của họ đẵ tăng từ 1,6 đến 3 lần so với trước.

- Đi đôi với cung cấp vay vốn, việc bồi dưỡng kiến thức cho phụ nữ là quan trọng và cần thiết: Đồng vốn chỉ có nghĩa khi người sử dụng nó biết dùng vào việc gì có lợi, dùng như thế nào và có phù hợp với khả năng của họ hay không. ở đây bao gồm 2 mặt: kiến thức khoa học kỹ thuật và kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh - thiếu kiến thức thì đồng vốn không những không có tác dụng mà nhiều khi còn là gánh nặng thêm cho người nghèo khi không có khả năng trả nợ từ kết quả sản xuất của họ.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng so với yêu cầu thực tiễn thì hoạt động này cũng đang gặp rất nhiều vấn đền gay cấn cần phải được tiếp tục giải quyết như:

Nguồn vốn của các quỹ rất hạn hẹp trong khi đó nhu cầu vay vốn của phụ nữ lại rất cao, còn nhiều phụ nữ nghèo chưa được vay vốn, vốn vay bị xé nhỏ, thời gian vay ngắn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Việc cung cấp kiến thức và nâng cao năng lực sản xuất cho phụ nữ còn nhiều hạn chế, số phụ nữ tham gia chưa nhiều.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp.doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w