thiện khả năng tiếp cận thị trường cho người nghèo.
Ai cũng thừa nhận rõ rằng, những người nghèo nào tiếp cận được với cơ sở hạ tầng thì có khả năng hưởng lợi trong sản xuất kinh doanh do vị trí tạo sinh lời của nó. Bởi vậy phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên một sự đầu tư có thể có lợi cho người nghèo nhưng sự ưu tiên của nó có thể chậm lại. Chẳng hạn nếu xét về hiệu quả trực tiếp thì việc đầu tư có khả năng hoàn trả cao, thu hồi vốn nhanh sẽ được ưu tiên trước. Ngược lại đầu tư hạ tầng cho các vùng nghèo sẽ thu
hồi vốn chậm là điều trở ngại cho các nhà đầu tư nếu không dựa trên mục tiêu xoá đói giảm nghèo khi đánh giá dự án.
Vấn đề đặt ra, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung và theo đó có những ưu tiên các loại dự án mà người nghèo tiếp cận hiệu quả nhanh hơn là yêu cầu vốn cho sự phát triển, hơn nữa là sự ưu tiên phát triển đó. Hiện nay cơ sở hạ tầng nông thông như đường xá, thuỷ lợi, trường học, nước sinh hoạt... đang được giao cho các địa phương chịu trách nhiệm, song những tỉnh, huyện và những vùng nghèo lại khó có thể thực hiện được chức năng của mình bởi thiếu vốn. Điều quyết định gỡ bí cho nó, để khai thác và lựa chọn hiệu quả đầu tư trên các cơ sở sau:
- Vốn ngân sách Nhà nước.
Do yêu cầu cân đối thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn nên chi ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thường có giới hạn. ở những nơi tự cân đối được ngân sách thường căn cứ vào tốc độ tăng huy động thuế và phí, vào GDP để tăng chi cho đầu tư nông thôn trên cơ sở nhu cầu thực tế. Nhưng ở nhiều nơi chi đầu từ cho nông thôn vẫn còn thấp, bị động so với nhu cầu thực tế. Giải pháp tăng thu tiết kiệm chi của ngân sách địa phương để tăng chi đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tỏ ra ít hữu hiệu đối với nhiều địa phương nghèo. Bởi vậy bài toán vốn ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cần giải quyết theo các hướng sau:
Một là: Ngân sách tỉnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn đối với các công trình lớn liên quan đến nhiều huyện, nhiều xã như trung tâm y tế, đường giao thông liên huyện, các công trình lớn của vùng, của quốc gia theo sự uỷ quyền của Trung ương. Những công trình còn lại giao cho huyện và xã thực hiện trên nguyên tắc tự cân đối thu chi, tỉnh chỉ cấp hỗ trợ để phát huy khả năng nguồn vốn huy động của cơ sở.
Hai là: Kết hợp quản lý ngành dọc và địa phương đối với các khoản kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua kinh phí uỷ quyền do các ngành dọc quản lý để tránh chi trùng lặp và quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Ba là: Quản lý chặt chẽ các khoản phụ thu, phí trên địa bàn xã để bổ sung đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.
Bốn là: Khai thác các nguồn vốn tiềm năng từ quỹ đất, quỹ tài nguyên để dựa vào cân đối ngân sách và đầu tư trở lại cho địa phương có nguồn thu để phát triển cơ sở hạ tầng.
Năm là: Nhà nước cần có chính sách ưu tiên hơn nữa trong việc sử dụng nguồn vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư cho phát triển hạ tầng các vùng khó khăn.
- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hiệu quả thu hồi vốn chậm và thấp nên để huy động các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn ngân sách cho lĩnh vực này phải quan tâm hai vấn đề sau:
Thứ nhất: Có sự khuyến khích các nhà đầu tư bao gồm trên các lĩnh vực như môi trường đầu tư thuận lợi, có bảo đảm để người đầu tư yên tâm bỏ vốn, thực hiện các hỗ trợ và ưu đãi về đầu tư. Hỗ trợ đầu tư bao gồm: hỗ trợ cơ sở vật chất, hỗ trợ để tạo điều kiện cho họ tăng vốn kinh doanh, hỗ trợ về chuyển giao công nghệ.
Thứ hai: Phải đa dạng các hình thức huy động vốn từ các doanh nghiệp tổ chức và cá nhân cho đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới khỏi tăng được mọi nguồn lực tiềm tàng, sẵn có từng địa bàn cụ thể.
- Vốn đi vay:
Vốn đi vay cho mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn dài hạn, lãi suất ổn định. Trong điều kiện nguồn vốn dài hạn từ ngân sách chưa thể đáp ứng được yêu cầu, do vậy Nhà nước cần cho phép các tỉnh đẩy mạnh phương thức phát hành trái phiếu đầu tư để vay dân để tạo nguồn cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
Vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiện nay bao gồm các nguồn: viện trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ... Song có 2 nguồn vốn sau đây có khả năng đầu tư cho hạ tầng nông thôn.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA): là nguồn vốn do các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn cho vay lãi suất thấp hoặc cho vay không lãi. Đây là nguồn vốn tài trợ có mục tiêu thực hiện chương trình làm động lực cho cải cách kinh tế như đường
quốc lộ, thuỷ điện, thuỷ lợi, đường dây cao thế... Nguyên tác sử dụng nguồn vốn này rất chặt chẽ, sử dụng đúng dự án tài trợ. Tuy nhiên chúng ta vẫn có khả năng để thu hút nguồn vốn đầu tư này cho phát triển hạ tầng nông thôn. Đặc biệt là đối với khu vực khó khăn miền núi, hải đảo bằng các chương trình và dự án như quy hoạch nông thôn, nước sách nông thôn...
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): là nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài góp vốn đầu tư trực tiếp bằng hình thức liên doanh theo quy định của luật đầu tư. Trong những năm thực hiện chính sách mở cửa, nước ta đã thu hút được một khối lượng vốn FDI với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD. Trong đó thu hút vào lĩnh vực nông lâm ngư là trên 5% tổng số vốn. Tuy nhiên để mở rộng thu hút vốn đầu tư FDI cho phát triển hạ tầng nông thôn và các vùng đặc biệt khó khăn miền nú hải đảo, thì đòi hỏi chúng ta phải phát huy tiềm năng và lợi thế so sách của Việt Nam tạo ra môi trường thuận lợi, cởi mở để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Ngoài 2 nguồn vốn nói trên chúng ta cũng cần tận dụng tối đa các nguồn tài trợ của tổ chức phi chính phủ và cá nhân ở nước ngoài tài trợ cho phát triển hạ tầng nông thôn thông qua các dự án, chương trình khác nhau.