Giải pháp tạo lập và khai thác tối đa nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng phục vụ người nghèo.

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp.doc (Trang 69 - 79)

động ngân hàng phục vụ người nghèo.

- Vốn điều lệ.

Là một ngân hàng ''chính sách'' song ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, có tư cách pháp nhân, được Nhà nước cấp vốn điều lệ. Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng phục vụ người nghèo là 700 tỷ đồng. Tôi cho rằng với số vốn điều lệ này quá thấp, bởi 2 lý do sau.

Thứ nhất: ngân hàng phục vụ người nghèo với mục tiêu hoạt động vì người nghèo, gắn liền với khách hàng người nghèo song không có nghĩa là cơ sở vật chất cho hoạt động của nó phải ''nghèo'' theo quá mức, mà ngân hàng phục vụ người nghèo phải có một cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của hệ thống có mạng lưới từ trung ương đến cơ sở. Vốn để tạo ra cơ sở vật chất của ngân hàng phục vụ người nghèo chủ yếu vẫn do sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Thứ hai: Nguồn vốn điều lệ của ngân hàng phục vụ người nghèo không chỉ sử dụng xây dựng cơ sở vật chất mà còn tạo ra nguồn vốn cho vay trong điều kiện nguồn vốn huy động hạn chế thì sử dụng nguồn vốn điều lệ để tạo ra nguồn vốn cho vay là hết sức cần thiết của ngân hàng phục vụ người nghèo. Bởi vậy việc tăng vốn điều lệ lên một mức cao hơn cho ngân hàng phục vụ người nghèo là phù hợp với thực tiễn đặt ra. Mặt khác vốn điều lệ của ngân hàng phục vụ người nghèo bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn đóng góp dưới hình thức cổ phần của các cổ đông. Do đó cần động viên khuyến khích các cổ đông sáng lập tăng cổ phần đóng góp của mình để tăng vốn điều lệ ban đầu cho ngân hàng phục vụ người nghèo và cho phép các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp cổ phần tham gia vốn điều lệ. Số cổ đông này, nếu có cổ phần đóng góp lớn sẽ được bầu vào hội đồng quản trị của ngân hàng phục vụ người nghèo.

- Vốn cổ phần.

Ngân hàng phục vụ người nghèo là tổ chức tín dụng của Nhà nước song nó là ngân hàng chính sách nên phải có thiết chế hoạt động riêng.

Điều lệ hoạt động của ngân hàng phục vụ người nghèo cần tạo ra một pháp lý mà ở đó ngân hàng phục vụ người nghèo được phép huy động cổ phần đóng góp từ các cổ đông thông thường, bao gồm 2 dạng:

Dạng cổ phần bắt buộc: ngân hàng phục vụ người nghèo quy định vốn cổ phần đóng góp bắt buộc cho mọi thành viên vay vốn. Mức đóng góp bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền mỗi khoản vay và được khấu hao từ khoản vay. Tỷ lệ này được quy định rất nhỏ khoảng 1-2%, tạo ra tâm lý tự nguyện của người vay, họ xem đó như là một khoản tiết kiệm nhỏ. Song đối với toàn hệ thống ngân hàng phục vụ người nghèo, có thể tạo ra nguồn vốn tái cho vay đáng kể. Ví dụ: tỷ lệ đóng góp cổ phần bằng 1% khoản vay, doanh số cho vay là 8000 tỷ đồng ta sẽ huy động vốn cổ phần đóng góp dạng này 80 tỷ đồng. Tất nhiên đối với loại cổ phần này không được hưởng cổ tức, không cho phép cổ đông rút ra bất cứ lúc nào.

Dạng cổ phần tự nguyện: Nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo khuyến khích và động viên tất cả mọi tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể, mọi cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp cổ phần hưởng cổ tức vào ngân hàng phục vụ người nghèo. Loại cổ phần này nên duy trì ổn định, chỉ được rút ra khi có thời gian đóng vào khá dài (5năm, 10 năm, 20 năm...). Khi công tác tuyên truyền, phong trào xã hội và từ thiện trong cộng đồng được mở rộng và phát triển thì vốn cổ phần dạng này sẽ nâng lên.

- Nguồn vốn huy động từ kênh ngân sách Nhà nước.

Hiện nay vốn của ngân sách Nhà nước chi cho các mục đích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở nước ta với con số không phải nhỏ. Mặc dù ngân sách Nhà nước vẫn bội chi lớn, chính phủ vẫn phải đi vay dân, vay nước ngoài để bù đắp nhưng hàng năm vẫn phải chi ra hàng nghìn tỷ đồng cho chương trình này.

Vốn ngân sách Nhà nước dù dưới 2 dạng: cấp phát không hoàn lại và cấp phát có hoàn lại thông qua các chương trình tín dụng Nhà nước. Thực tế cho thấy cách thức cấp phát, cho vay của ngân sách Nhà nước thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả còn thấp do nhiều nguyên nhân. Song cốt lõi của vấn đề bởi nguyên nhân nguồn vốn chưa được bảo toàn tăng trưởng, sinh lời. Bên cạnh đó cách thức truyền

tải vốn thấp của nguồn vốn thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Bởi vậy các nguồn vốn của NSNN cho mục tiêu, chương trình xoá đói giảm nghèo chưa được tập trung. Song để nguồn vốn không phân tán và chồng chéo, cấp đúng đối tượng phải chuyển về một mối thực hiện chức năng tín dụng cho người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập với đúng ý nghĩa của nó, là kênh huy động vốn chính thức các nguồn vốn cho người nghèo. Trong đó các nguồn vốn của ngân sách Nhà nước cho mục tiêu chương trình xoá đói giảm nghèo phải được chuyển vào kênh tín dụng này bao gồm các nguồn chủ yếu sau:

+ Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho chương trình tín dụng có liên quan đến người nghèo thực hiện qua kho bạc Nhà nước. Kênh này bao gồm: nguồn vốn thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, nguồn vốn thực hiện chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi núi trọc...

Cơ sở thực hiện việc chuyển một phần các nguồn vốn nói trên vào kênh tín dụng ngân hàng phục vụ người nghèo được luận chứng bởi.

Một là: Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ ''Hiện nay gần 20 chương trình quốc gia và dự án được thực hiện có nội dung gắn với xoá đói giảm nghèo. Từ năm 1996 sẽ lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình khác trong đó lấy chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn làm nòng cốt''. Như vậy ý nghĩa mục tiêu của các chương trình quốc gia này đã được khẳng định về tính chủ đạo cho việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo trong các năm tới ở nước ta. Do đó để tạo ra nguồn vốn tập trung hỗ trợ người nghèo, tôi cho rằng việc chuyển một bộ phận của 3 nguồn vốn trên vào ngân hàng phục vụ người nghèo là cần thiết và hợp lý. Vốn giải quyết việc làm chỉ giao cho kho bạc Nhà nước quản lý và cho vay tạo việc làm cho vùng đô thị và các dự án lớn.

Hai là: chính việc giao cho ngân hàng phục vụ người nghèo quản lý các nguồn vốn nói trên không những tập trung nguồn vốn về một mối, quản lý có hiệu quả cao hơn mà còn tạo điều kiện cho kho bạc Nhà nước thực hiện tốt các chức năng vốn có của nó.

Ba là: Đưa nguồn vốn hỗ trợ người nghèo vào một kênh tín dụng chính thức sẽ hạn chế sự lộn xộn của kênh vốn cho người nghèo trên thị trường tài chính tín dụng nông thôn. Người nghèo được vay vốn một kênh với chính sách thống nhất như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức trả nợ...

Bốn là: nguồn vốn của NSNN được bảo toàn thông qua hình thành quỹ bảo toàn vốn ngân sách cấp tại ngân hàng phục vụ người nghèo.

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho vùng nghèo, các xã đặc biệt khó khăn xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện mức sống cộng đồng.

Ngân sách Nhà nước chi cho các chương trình mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội.

Quan điểm sử dụng các nguồn kinh phí NS nói trên là hình thành các dự án nhỏ của các tổ chức đoàn thể cộng đồng, ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay vốn để thực hiện dự án. Nguồn ngân sách được ngân hàng phục vụ người nghèo bảo toàn vốn gốc ban đầu của nó.

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước địa phương được trích một phần chuyển vào ngân hàng phục vụ người nghèo điạ phương để hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với người nghèo. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đã trở thành vấn đè trên bình diện quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là vốn hỗ trợ cho người nghèo không chỉ thuộc các chương trình quốc gia, mà sự đóng góp tích cực của từng địa phương là hết sức cần thiết. Tính đến ngày 31-12-2000 nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang ngân hàng phục vụ người nghèo là con số không nhỏ. Song phải hình thnàh cơ chế động viên thu hút và sử dụng nguồn vốn này thống nhất trong cả nước. Theo tôi, cơ chế đó phải thực hiện được nguyên tắc bảo toàn vốn gốc cho ngân sách, chứ không trả lãi trực tiếp cho địa phương.

- Tiền gửi tiết kiệm của cộng đồng người nghèo.

Mặc dù phải vay mượn và ''ăn đong'' nhưng người nghèo ở nước ta luôn có tư tưởng, ý thức tiết kiệm. Với những món tiền nhỏ của những hộ nghèo có thể tiết kiệm được, sẽ trở thành khoản tiền lớn, tạo nguồn

cho ngân hàng phục vụ người nghèo quay vòng nó. Việc thực hiện huy động vốn bằng các hình thức tiết kiệm bắt buộc hoặc tự nguyện sau đây:

Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc: Tiết kiệm bắt buộc là yêu cầu đối với các hộ nghèo khi vay vốn ngân hàng phục vụ người nghèo. Tiết kiệm của hộ nghèo được gửi trực tiếp thông qua tổ vay vốn để gửi vào ngân hàng phục vụ người nghèo. Sự bắt buộc này đã hình thành cho người nghèo có ý thức và kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để tạo nguồn tích luỹ trả nợ khi đến hạn, hơn nữa tạo thói quen tiếp cận với nền kinh tế tiền tệ mà họ đang bước tới. Việc gửi tiền tiết kiệm bắt buộc đối với hộ nghèo và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ nghèo vay vốn có thể tiến hành theo định kỳ quy định của ngân hàng phục vụ người nghèo và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ nghèo. Nhưng hiệu quả hơn cả, phải tiết kiệm từ món tiền nhỏ với từng định kỳ thời gian hàng tuần hay 20 ngày trở lại. Số tiền tiết kiệm bắt buộc cũng không cần trả lãi cho người nghèo, bởi doanh số nhỏ được xem như tiền cất ''hòm'' vậy.

Tiền gửi tiết kiệm tự nguyện nhưng hấp dẫn thông qua xổ số: hình thức tiết kiệm tự nguyện, không hưởng lãi nhưng gắn liền với trao thưởng thông qua xổ số tiết kiệm chắc chắn có nhiều khả thi. Bởi tâm lý phần lớn của người nghèo ở nông thôn nước ta là luôn ''cầu''may. Tình trạng đánh đề ở các vùng quê Việt Nam là minh chứng cho điều đó. Ngân hàng phục vụ người nghèo có thể phối hợp với các công ty xổ số quay thưởng cho sổ tiết kiệm trên cơ sở giải thưởng và chi phí được tính từ lãi tiết kiệm mà họ không phải trả cho người nghèo. Hình thức tiết kiệm này còn có tác dụng hạn chế tình trạng đánh đề và phường hụi ở nông thôn.

Tiền gửi từ quỹ tổ tương hỗ. Ngân hàng phục vụ người nghèo cần hướng dẫn cho các tổ vay vốn hình thành quỹ tổ tương hỗ. Việc hình thành quỹ này là cần thiết cho sự tương trợ và ràng buộc với nhau giữa các thành viên trong tổ, bởi nếu được quy định như sau:

Thành viên ra khỏi tổ không được rút tiền đóng góp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể rút tiền quỹ trả nợ cho mỗi thành viên khi mất khả năng trả nợ ngân hàng.

Quỹ tổ được hình thành từ khấu trừ khoản vay (khoảng 1-2%) và được gửi vào ngân hàng phục vụ người nghèo nơi thành viên vay vốn. Tiền gửi sẽ được ngân hàng trả lãi. Việc tạo ra quỹ tổ là điều kiện giảm bớt rủi ro cấp tín dụng cho người nghèo chỉ dựa vào tín chấp là bảo đảm không có pháp lý.

- Tiền gửi thực hiện mục tiêu hỗ trợ người nghèo của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính tín dụng. Để thành công trong việc hỗ trợ vốn cho người nghèo, thì ngân hàng phục vụ người nghèo phải được sự hỗ trợ hợp lực của toàn nền kinh tế. Trong đó về phương diện nguồn vốn phải có sự chia sẻ khó khăn của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng, đặt ra điều này bởi các lý do sau:

Một là: Xoá đói giảm nghèo là một mục tiêu trong hệ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Kinh tế xã hội phát triển điều đó đảm bảo và quyết định cho tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ quốc gia. Hiểu một cách lôgic, xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải góp phần gánh vác để thực hiện tốt mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Bởi vậy các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính tín dụng phải có nhiệm vụ tạo nguồn vốn để hỗ trợ người nghèo là vấn đề đặt ra có đủ luận chứng.

Hai là: Vấn đề giúp người nghèo có vốn làm ăn là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội và toàn thể cộng đồng. Quả thật về mặt nhân văn người nghèo cũng là con người cần phải giúp đỡ họ. Trong đó các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng, với lợi thế nguồn vốn của mình, với bề dầy lịch sử cấp vốn cho người nghèo, phải có trách nhiệm tạo nguồn vốn cho người nghèo là vấn đề phù hợp đạo lý nhân văn nói trên.

Ba là: Để đảm bảo thực hiện sự hỗ trợ nói trên, cần phải có một điều lệ quy định rõ trách nhiệm này trong luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng.

- Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước gửi tiền vào ngân hàng phục vụ người nghèo để tạo nguồn vốn cho vay đối với người nghèo. Tuy nhiên đây là hình thức tiền gửi

theo cơ chế lãi suất thị trường. Bởi vậy tuỳ vào yêu cầu thực tiến nguồn vốn mà ngân hàng phục vụ người nghèo tổ chức huy động.

Nhà nước cho phép huy động tiền gửi từ các quỹ bảo hiểm và các quỹ khác với lãi suất thấp để tạo nguồn vốn cho ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động. Thực tế một số quỹ thuộc dạng này có nguồn vốn rất lớn tạm thời nhàn rỗi chưa được sử dụng để sinh lời nó thông qua tác động của kênh vốn tín dụng.

- Huy động vốn từ các nguồn tài trợ cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Ngân hàng phục vụ người nghèo với tư cách đại diện cho chính phủ tiếp nhận mọi nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo, tự nó đã khẳng định là tổ chức chính thức được giao nhiệm vụ thu hút các nguồn tài trợ cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Để khai thác các nguồn tài trợ cho mục tiêu nói trên, yếu tố cần thiết trước hết phải có định hướng, chính sách của Nhà nước phải rõ ràng, cụ thể. Định hướng, chính sách của Nhà nước là hành lang và đường băng, cũng là điều kiện để khỏi dòng vốn tài trợ này và thu hút nó vào kênh tín dụng cho người nghèo. Để làm được điều đó định hướng và chính sách của Nhà nước phải thể hiện được các nội dung sau:

Thứ nhất: Khuyến khích sự tài trợ của mọi tổ chức cá nhân chia sẻ với cộng đồng người nghèo. Qua đó họ có những hành động, chương

Một phần của tài liệu Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - giải pháp.doc (Trang 69 - 79)