a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là nền kinh tế của Việt Nam và thế giới đang có nhiều biến động.
Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, các tập đoàn, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên tục gặp khó khăn. Trên thế giới, giá dầu tăng làm chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa
tăng… Trong nước, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp tăng lên, khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, trong đó có những doanh nghiệp đã từng hợp tác và tiêu thụ sản phẩm của công ty, điều này đồng nghĩa với việc thị trường đầu ra bị giảm bớt, đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, việc doanh nghiệp khác phá sản mà vẫn còn có khoản nợ với công ty thì việc thu hồi nợ cuả công ty cũng sẽ gặp khó khăn.
Thứ hai là do đặc điểm của sản phẩm mà công ty kinh doanh
Công ty phải nhập khẩu thiết bị điện tự động 100% từ nước ngoài, mà việc buôn bán, trao đổi ngoài nước sẽ khó khăn hơn việc trao đổi trong nước. Sẽ có một thời gian vận chuyển hàng hóa nhất định, thời gian làm thủ tục hải quan, thủ tục chuyển tiền …giữa công ty và phía bên đối tác nước ngoài.Nếu khách hàng yêu cầu cần hàng ngay mà hàng đã hết trong kho thì việc đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng cũng sẽ khó đáp ứng kịp thời, khiến cho khách hàng có thể sẽ tìm tới một công ty cung cấp khác. Từ đó, sẽ làm doanh thu bán hàng giảm. b.Nguyên nhân chủ quan
Một là,trình độ, năng lực của nhân viên còn hạn chế
Tuy nhân viên của công ty là những người trẻ tuổi, nhiệt huyết, có kinh nghiệm trong kinh doanh nhưng nghiệp vụ về hoạt động thương mại của họ còn nhiều yếu kém.Đôi khi giải quyết thủ tục nhập khẩu còn lúng túng, gây mất thời gian hiệu quả trong kinh doanh.Công ty cần có những kế hoạch để bồi dưỡng trình độ, nghiệp vụ về kinh doanh nhập khẩu cho nhân viên của mình.
Hai là, yếu kém trong công tác lập kế hoạch, khai thác dự án.
Trong bộ máy tổ chức công ty hiện nay, ban giám đốc có vai trò quyết định, số lượng nhân viên trong công ty còn khá ít, phòng kinh doanh đảm nhiệm quá nhiều nhiệm vụ bao gồm từ hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động xây dựng kế hoạch bán hàng, tổ chức thực hiện kế hoạch và bán hàng. Chính vì vậy, công tác xây dựng kế hoạch còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực phòng kinh doanh chưa đủ để thực hiện tốt tất cả các công việc. Do đó, việc lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận còn chưa đáp ứng yêu cầu, khiến cho chỉ tiêu hoàn thành so với kế hoạch để ra không đạt.
Ba là, thiếu vốn để đầu tư kinh doanh
Công ty còn gặp vấn đề là thiếu nguồn vốn đầu tư cho việc kinh doanh. Chính sách vốn của công ty PLC trong những năm vừa qua là thu hút vốn từ khách hàng. Khi khách hàng đặt hàng, điều khoản thanh toán là đặt cọc 50% giá trị hàng và 50% thanh toán trước khi giao hàng. Nhưng chính sách thu hút này chưa thực sự đạt hiệu quả. Nguyên nhân, do khách hàng cũng muốn chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, họ không muốn chuyển 100% tiền hàng khi mà họ chưa nhìn thấy hàng. Hơn nữa, khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, họ chỉ mua hàng nếu nhà cung cấp đồng ý điều khoản thanh toán của họ. Chính vì thế, hiệu quả kinh doanh của công ty đã bị hạn chế do mất thời gian đàm phán với khách hàng, và cũng cần có một số lượng vốn đủ lớn mới có thể phát triển được.
Bốn là, công ty chưa có phòng Marketing mà chức năng marketing được thực hiện lồng ghép cùng với phòng kinh doanh. Do đó, công tác tìm hiểu và nghiên cứu thị trường chưa được chuyên nghiệp, cùng với đó là công tác tiếp thị sản phẩm còn yếu kém. Làm giảm một khoản doanh thu đáng kể.
Những khó khăn còn tồn tại ở trên đã thực sự trở thành những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, đến lợi nhuận của công ty. Để khắc phục những mặt hạn chế đó công ty phải có những biện pháp hợp lý,
thiết thực, kịp thời để dần dần xoá đi những khó khăn đó, để có thể triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu cho những năm tiếp theo.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA