Vào thời điểm từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008, đường cong lãi suất ở Việt nam có dạng nghịch đảo, lợi suất ngắn hạn cao hơn lợi suất dài hạn.
Cuối năm 2009, theo bản báo cáo của ADB về thị trường trái phiếu Việt Nam, đường cong lãi suất đang dần dần “phẳng” đi từ kỳ hạn 2 năm trở lên.Đây là do tác động của trần lãi suất cho vay và cả huy động. Theo báo cáo, trong quý 3-2009, Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 – 10 năm tăng từ 60 – 63bps do sự phục hồi của nền kinh tế và áp lực lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, mức chênh lệch lợi suất (yield spread) giữatrái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm ngày càng giảm xuống và hình thành nên một đường cong lãi suất phẳng“flat yield curve”.
Hình 3.2:Đường cong lãi suất phẳng
Nguồn:Asian Bond onitor 2009
Về phía lãi suất, các kỳ hạn khác nhau nhưng lãi suất lại gần bằng nhau, và dần dần tiến về mức về mức 9,99%/năm. Điều này đã ảnh hưởng đến rủi ro kỳ hạn của các NHTM khi họ sẽ tập trung vào huy động kỳ hạn ngắn hạn (vì có thể tăng lãi suất) và để cạnh tranh với đối thủ,trong khi các kỳ hạn dài hơn ngân hàng không thể huy động với lãi suất cao hơn). Dẫn đến, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 15 sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ 457 về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn). Điều này cũng ảnh hưởng tương tự đến việc phát hành Trái phiếu Chính phủ khi NHTM không cân đối được nguồn trung dài hạn để có thể mua trái phiếu.
Giai đoạn đầu năm 2009, cùng với chính sách nới lỏng thị trường tiền tệ và việc giảm mạnh lãi suất trần trên thị trường sơ cấp từ mức 17.5% xuống xoay quanh 8%, lợi suất trái phiếu thứ cấp cũng giảm mạnh từ mức 12-15% xuống dao động trong khoảng 8- 9%. Kể từ quý II/2009, ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ, lợi suất trái phiếu đảo chiều tăng trở lại và duy trì xu hướng tăng cho đến hết năm, dao động quanh mức 11.5% - 12%.
Hình 3.3: Lợi suất bình quân TPCP tại thời điểm 31/12/2009
Nguồn:Báo cáo thị trường trái phiếu 2009, BSC 1/2010