Phân tích kết quả hồi quy cho giai đoạn khủng hoảng

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và rủi ro hành vi bầy đàn trên TTCK .pdf (Trang 49 - 51)

Để có cái nhìn cụ thể hơn về tác động của các biến vĩ mô lên TTCK Việt Nam, và để cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không làm sai lệch kết quả kiểm định của mô hình, ta tiến hành kiểm định ảnh hưởng của các biến đến TTCK Việt Nam từ sau giai đoạn khủng hoảng. Mốc thời gian được chọn là từ cuối tháng 9 năm 2008, đó là lúc ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, đánh dấu cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu. Kết quả hồi quy đơn biến được thể hiện trong bảng 5 dưới đây:

Bảng 4: Kết quả hồi quy đơn biến giai đoạn sau khủng hoảng

X β2 R2 p-value t-statistic

R_IP 0.148847 0.008468 0.641420 0.471211

R_CPI 1.458026 0.008624 0.638346 0.475579

R_Rf 0.246354 0.034872 0.034872 0.969246

X β2 R2 p-value t-statistic R_OIL 0.439940 0.148921 0.042536 2.132943 R_Ex -4.577271 0.204303 0.015746 -2.583750 R_M2_GDP 9.021596 0.227720 0.010236 2.768850 R_TB -0.015990 0.025110 0.420599 -0.818342 R_GOLD 0.235294 0.017463 0.502651 0.679781 R_MSCI 0.865901 0.549386 0.000006 5.630188

- Dấu của nhân tố lạm phát thay đổi so với kết quả hồi quy đơn biến trong toàn

giai đoạn, và không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn này.

- Nhân tố chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ có sự đảo ngược dấu so với kết

quả kiểm định ban đầu và mức ý nghĩa thống kê cũng giảm đi còn 5%, p-value = 0.0349.

- Từ sau giai đoạn khủng hoảng, giá dầu thế giới đã có ảnh hưởng đến TSSL TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Chứng tỏ sau khủng hoảng, các NĐT đã bắt đầu quan tâm hơn đến tình hình biến động giá xăng dầu thế giới, do Việt Nam vẫn chưa chủ động được trong việc sản xuất và cung cấp xăng dầu nên giá xăng dầu Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào biến động giá dầu thô trên thế giới.

- Hai nhân tố còn lại là thay đổi tỷ giá hối đoái và TSSL MSCI Châu Á vẫn giữ

được mức ý nghĩa như trong xét toàn giai đoạn, và dấu hệ số hồi quy cũng không thay đổi. Đồng thời có khả năng giải thích cao hơn cho sự biến động

Tương tự với phương pháp kiểm định trong toàn giai đoạn, ta tiến hành hồi quy đa biến và loại dần các biến không có ý nghĩa thống kê, ta có được tập hợp các biến có ý nghĩa thống kê có khả năng giải thích cho sự thay đổi của VN-Index bao gồm 2 nhân tố: Thay đổi trong tỷ giá hối đoái, và TSSL MSCI Châu Á. Tiến hành hồi quy TSSL VN-Index với 2 biến này, ta có hệ số giải thích R2 = 66.19%. Trong đó, biến TTSL MSCI Châu Á đã góp phần lớn vào khả năng giải thích này. Điều này cho thấy mức độ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính khu vực nói riêng, và thị trường tài chính thế giới nói chung.

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và rủi ro hành vi bầy đàn trên TTCK .pdf (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)