Tâm lý hành động theo nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và rủi ro hành vi bầy đàn trên TTCK .pdf (Trang 55 - 56)

Một tâm lý đầu tư rất phổ biến hiện tại trong giới “chơi” chứng khoán trong nước là căn cứ vào giao dịch của NĐT nước ngoài để đánh giá thị trường. Tuy nhiên, việc nhắm mắt mua theo với suy nghĩ “họ còn mua giá cao tức là thị trường còn lên” sẽ dẫn đến những rủi ro khó lường. Xu hướng mua bán cổ phiếu “theo chân” NĐT nước ngoài lan rộng do tâm lý cho rằng đây là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp có khả năng đánh giá đúng về thị trường và họ chấp mức giá đó phải có căn cứ. Việc khối này đổ vào hàng trăm tỉ đồng mỗi phiên, thường xuyên chiếm quá nửa giá trị giao dịch của toàn thị trường càng kích thích sự hưng phấn của NĐT trong nước.

Tuy nhiên giao dịch của NĐT nước ngoài cũng được chia làm hai dạng. Dạng đầu tư dài hạn với mục đích đồng hành cùng doanh nghiệp hay nắm giữ với thời hạn tính bằng năm thường chọn mua tại thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc mong muốn mua vào với giá càng rẻ càng tốt. Dạng thứ hai là đầu tư ngắn hạn hay còn gọi là “lướt sóng”.

Danh mục đầu tư của NĐT chuyên nghiệp luôn dành một tỉ lệ vốn nào đó cho các hoạt động ngắn hạn. Với kiểu đầu tư này, không phải mọi cổ phiếu họ mua vào đều có giá hợp lý hay là cổ phiếu tốt. Điều quan trọng là họ biết “rút” vào thời điểm hợp lý và có tính toán. Giá trị cả mua và bán cổ phiếu của NĐT nước ngoài thời gian qua đều lớn chứng tỏ giao dịch ngắn hạn khá sôi động.

Một điểm đáng lưu ý là năng lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong điều kiện quy mô TTCK Việt Nam còn nhỏ, giá hầu hết cổ phiếu tính ra USD cũng rất thấp, việc “bỏ ra” vài phần trăm vốn trong số hàng trăm triệu USD vào thị trường để đầu cơ ngắn hạn cũng không phải là chuyện rủi ro. Với tỉ trọng rất lớn, giao dịch của NĐT nước ngoài tác động mạnh đến thị trường.

Thậm chí những NĐT “hiếu chiến” có thể liên tục mua vào để đẩy giá lên rất cao sau đó bán ra mạnh để thu lợi, kéo giá cổ phiếu xuống. Sự hoảng hốt bán theo của

bộ phận lớn NĐT trong nước sẽ càng làm trầm trọng thêm và NĐT nước ngoài có thể chờ mua lại chính cổ phiếu đã bán đi trước đó ở một mặt bằng giá thấp hơn nhiều. Đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất sẽ chính là NĐT thiếu kinh nghiệm và ít vốn.

4.1.3 Lệch lạc do tình huống điển hình

Bắt đầu từ những cổ phiếu Bluechips, người ta thường nhìn vào và xem đó như là đại diện cho toàn bộ các cổ phiếu niêm yết trên thị trường, dẫn đến tất cả các cổ phiếu dù tình hình cơ bản là tốt hay xấu đều đi theo xu hướng chung tăng/giảm kịch trần/sàn.

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và rủi ro hành vi bầy đàn trên TTCK .pdf (Trang 55 - 56)