Nhân định thị trƣờng trong thời gian qua và dự đoán cho thời gian tới

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và rủi ro hành vi bầy đàn trên TTCK .pdf (Trang 62 - 64)

Sau khi đạt mức tăng trưởng 5.3% năm 2009, năm 2010 kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm 6.8% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều này một phần nhờ vào mức nhu cầu nội địa tăng, đầu tư cao và xuất khẩu phục hồi, FDI tiếp tục tăng trưởng mạnh và kiều hối tăng trưởng tốt. Xuất khẩu tăng trưởng đạt 25.5%, cán cân thương mại cải thiện và kiều hối tăng trưởng giúp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai từ 8% năm 2009 xuống 4% năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao còn làm giảm lượng thất nghiệp xuống còn 10.6% so với mức 12.3% trong năm 2009.

Lạm phát tăng nóng đạt 11.8% tính đến cuối năm 2010, trung bình là 9.2% cho cả năm, cao nhất Đông Nam Á. Tháng 3 năm 2011, lạm phát tăng lên mức 13.9% so với cùng kỳ năm ngoái, do việc tăng giá lương thực thực phẩm, tỷ giá hối đoái tăng, và tăng giá xăng dầu, … Tín dụng tăng 32.4%, vượt trên mức mục tiêu đã đề ra là 25%, nhưng giảm nhẹ so với mức 39.6% trong năm 2010.

Tiền đồng chịu áp lực mất giá từ giữa năm 2010, nhất là khi chênh lệch giữa thị trường chợ đen và tỷ lệ niêm yết của ngân hàng vượt quá mức 10% vào tháng 1/2011. Do đó, NHNN đã phải định giá thấp tiền đồng khoảng 9.3% vào tháng 2/2011, và giảm biên độ giao dịch từ ±3% xuống còn ±1%.

FDI tăng khoảng 3%, đạt 7.1 tỷ USD năm 2010.

Đến đầu tháng 2/2011, chính phủ đã đồng thuận về việc đưa ra biện pháp mạnh mẽ để khôi phục sự ổn định về kinh tế vĩ mô. Việt Nam chấp nhận tăng trưởng chậm trong ngắn hạn nhưng giải quyết được các vấn đề bất ổn. Chính phủ đã ban hành nghị quyết 11 bao gồm nhiều cải cách về chính sách tài khóa, tiền tệ, cơ cấu để làm dịu nền kinh tế tăng trưởng quá nóng (Phụ lục 7).

Theo ngân hàng thế giới (WB), chính sách gần đây của Việt Nam đã đánh dấu bước đi đúng hướng, hạ nhiệt chu kỳ tăng trưởng nóng. TTTC quốc tế đã phản ánh tích cực những động thái chính sách gần đây của Việt Nam: Rủi ro trái phiếu giảm nhẹ.

Mặc dù giá điện, giá năng lượng gia tăng, nhưng áp lực lạm phát chỉ trong ngắn hạn. Lạm phát cơ bản (không tính thực phẩm và năng lượng) sẽ giảm dựa vào chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ.

Dựa vào những nhận định trên, WB đã dự báo tình hình kinh tế Việt Nam như sau:

Bảng 8: Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam

Năm 2008 2009 2010e 2011f 2012f

Sản xuất, việc làm và giá cả

GDP thực (% thay đổi năm-năm) 6.2 5.3 6.8 6.3 6.7

Chỉ số sản xuất công nghiệp (%

thay đổi năm-năm) 13.9 7.6 14.0 13.0 13.5

Thất nghiệp (%) 4.7 4.6 4.4 4.0 4.0

Chỉ số giá tiêu dùng (% thay đồi

năm-năm) 19.9 6.5 11.8 9.0 7.0

Ngoại thƣơng, BOP, nợ nƣớc ngoài

Cán cân thương mại (tỷ USD) -12.8 -8.3 -7.1 -7.3 -7.6

Xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD) 62.7 57.1 72.2 84.7 99.7

(% thay đổi năm-năm) 29.1 -8.9 26.4 17.4 17.7

Xuất khẩu chủ yếu (% thay đổi

năm-năm) 23.1 -40.2 -23.0 -5.0 -5.0

Nhập khẩu hàng hóa (tỷ USD) 75.5 65.4 79.3 92.1 107.3

(% thay đổi năm-năm) 28.1 -13.3 21.2 16.1 16.6

Năm 2008 2009 2010e 2011f 2012f

USD)

(% GDP) -11.9 -8.0 -3.9 -4.5 -4.3

FDI (tỷ USD) 9.3 6.9 8.0 8.3 8.5

Nợ nước ngoài (tỷ USD) 28.4 36.5 41.7 44.7 48.1

(%GDP) 31.5 39.2 40.8 41.7 40.4

Thị trƣờng tài chính

Tín dụng nội địa (% thay đổi năm-

năm) 25.4 39.6 29.8 20.0 20.0

Tỷ giá hối đoái (Đồng/USD) 17.486 18.479 19.494 ... ...

Một phần của tài liệu Kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và rủi ro hành vi bầy đàn trên TTCK .pdf (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)