Mặc dù đã cố gắng tìm khả năng giải thích tốt nhất cho sự biến động của TSSL TTCK Việt Nam bằng cách hồi quy nhiều biến kinh tế vĩ mô. Nhưng những biến này vẫn chưa tác động nhiều đến TTCK Việt Nam (38.96%). Điều này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:
(1)Thông tin vĩ mô chưa được phản ánh đầy đủ. Do chính sách quản lý của Việt
Nam, nên nhiều biến vĩ mô vẫn chưa phản ánh được hết những nội dung thay đổi của nó. Chẳng hạn như chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam, mặc dù đưa về cơ chế lãi suất thỏa thuận, nhưng nhà nước vẫn đang khống chế mức trần là 14% đối với lãi suất huy động. Nhưng do cạnh tranh để thu hút nguồn tiền gửi nên phần lớn các ngân hàng đều huy động ở một mức lãi suất cao hơn thông qua các hình thức như chương trình thưởng, khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền,... Điều này đã làm đẩy mức lãi suất thực huy động lên, có khi là trên 16%. Bên cạnh đó, chính sách điều hành tỷ giá thả nổi có quản lý cũng chưa thể hiện được hết tình hình cung-cầu trên thị trường, mà còn bị khống chế bởi mức tỷ giá trần và sàn do NHNN nước quy định thông qua biên độ giao dịch.
(2)Nguyên nhân thứ 2 thường được nhắc đến như là một biểu hiện của TCHV,
những thông tin đúng nhưng NĐT lại cập nhật thông tin sai, hoặc đó có thể là những thông tin sai và do bất cân xứng thông tin, mà NĐT đã phản ứng sai lệch, từ đó dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm. Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn đề tồn tại trong việc minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam, chẳng hạn tần suất công bố thông tin còn quá thấp (số lần công bố thông tin/năm).
Mặc dù đã qua kiểm toán, nhưng các thông tin được trình bày trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết vẫn chưa được tin tưởng do tính chất sơ sài và thiếu rõ ràng trong quá trình lập báo cáo. Nội dung thông tin trình bày trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp (mẫu CBTT-02 tại thông tư 38/2007/TT-BTC) có quy định: Trong báo cáo của hội đồng quản trị, doanh nghiệp phải trình bày 3 nội dung: Một là, những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm; Hai là, tình hình thực hiện so với kế hoạch; Ba là, Những thay đổi chủ yếu trong năm. Chính vì những quy định mang tính chất chung chung này, nên doanh nghiệp có xu hướng chỉ trình bày những mặt tốt và lờ đi những khó khăn đang phải đối mặt.
Chính vì những điều này mà NĐT mập mờ về thông tin doanh nghiệp. Từ đó tạo ra tâm lý bầy đàn và NĐT bắt đầu hành động theo thuyết TCHV.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Kết quả kiểm định tác động của các biến kinh tế vĩ mô lên TTCK Việt Nam cho thấy tập hợp các biến vĩ mô sử dụng trong bài nghiên cứu (Tăng trưởng sản lượng công nghiệp, thay đổi lạm phát, chênh lệch lãi suất trái phiếu, chênh lệch tổng mức tiêu thụ và doanh thu hàng hóa dịch vụ, thay đổi giá dầu, thay đổi tỷ giá hối đoái, độ sâu tài chính, thay đổi cán cân thương mại, thay đổi giá vàng và TSSL MSCI Châu Á) chưa có ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá CK VN-Index. Xuyên suốt giai đoạn xem xét từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2010, và cả trong giai đoạn mở rộng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cho thấy biến thay đổi tỷ giá hối đoái và TSSL MSCI Châu Á có ý nghĩa trong việc giải thích những thay đổi trên TTCK Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn từ sau cuộc khủng hoảng, biến thay đổi giá dầu đã có ảnh hưởng đến TSSL TTCK Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%, trong khi xét trong toàn giai đoạn biến này lại không có ý nghĩa. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm hơn đến nhân tố này.
Mức độ giải thích cho TSSL VN-Index của các biến kinh tế vĩ mô chỉ đạt được 38.96%, chứng tỏ bên cạnh các yếu tố vĩ mô, thị trường còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, như các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp như quy mô,… và đặc biệt thị trường hiện nay còn chịu chi phối nhiều bởi TCHV.
Từ đó, tác giả đã xem xét những giới hạn của mô hình làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sẽ được đề ra trong chương 5.
Chƣơng 4:
ẢNH HƢỞNG CỦA TÀI CHÍNH HÀNH VI LÊN TỶ SUẤT SINH LỢI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Kiểm định mối quan hệ của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên TSSL VN-Index cho thấy TSSL có ít quan hệ với các nhân tố này. Điều này có thể là do trên TTCK Việt Nam phần lớn là NĐT phi lý trí và chủ yếu hành động theo tính bầy đàn, bị chi phối nhiều theo thuyết TCHV. Để kiểm định vấn đề này, chương này tác giả tóm tắt một số bài nghiên cứu về kiểm định ảnh hưởng của TCHV lên TSSL CK Việt Nam nhằm tìm kiếm một hướng giải thích mới cho TSSL TTCK bên cạnh tác động của các yếu tố vĩ mô.