2. Các biện pháp phi thuế quan bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam từ năm 1996 đến nay
2.4.4. Các biện pháp chống trợ cấp
Pháp lệnh 22/2004/PL-UBTVQH11 về các biện pháp chống trợ cấp hàng nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực từ 1/1/2005, tạo ra khuôn khổ luật pháp để áp dụng các biện pháp bảo vệ các ngành sản xuất trong n−ớc khi hàng nhập khẩu đ−ợc trợ cấp của n−ớc ngoài gây ra hoặc đe dọa gây ra những mất mát đáng kể cho ngành sản xuất trong n−ớc.
Theo Pháp lệnh, biện pháp chống trợ cấp chỉ đ−ợc áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý, nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong n−ớc. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm: áp dụng thuế chống trợ cấp, chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ n−ớc hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp đ−ợc coi là đại diện cho ngành sản xuất trong n−ớc khi có điều kiện sau đây: khối l−ợng, số l−ợng hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối l−ợng, số l−ợng hoặc trị giá hàng hóa t−ơng tự của ngành sản xuất trong n−ớc.
Thuế suất thuế chống trợ cấp tạm thời không đ−ợc v−ợt quá mức trợ cấp đ−ợc xác định trong kết luận sơ bộ. Mức thuế này có thể đ−ợc bảo đảm thanh toán bằng tiền đặt cọc hoặc đ−ợc bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Thời hạn áp dụng không đ−ợc v−ợt quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này.
Ngày 11/7/2005, Thủ t−ớng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 89/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam: về Cơ quan điều tra chống trợ cấp; Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hoá đ−ợc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam.