- Các biện pháp hỗ trợ:
4. Các đề xuất cụ thể cho một số nông sản chủ yếu
4.5. Cao su thiên nhiên
Cao su là một loại cây công nghiệp dài ngày, có giá trị không những là mủ cao su mà còn có thể sử dụng gỗ làm hàng đồ gỗ xuất khẩu. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ trong n−ớc chỉ khoảng 30% tổng sản l−ợng mủ cao su đ−ợc sản xuất ra. Dự đoán l−ợng tiêu thụ sẽ tăng lên trong t−ơng lai khoảng 40% vào những năm cho đến 2020. Các ngành sản xuất trong n−ớc tiêu thụ cao su thiên nhiên nhiều nh−: công nghiệp sản xuất săm lốp ô tô, xe máy, sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng cao su và các sản phẩm chuyên dụng khác nh− dây cu roa, găng tay y tế…Xuất khẩu cao su của n−ớc ta dự kiến có thể đạt khoảng 500 ngàn tấn/năm vào năm 2010. Các thị tr−ờng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga…
Cao su thiên nhiên của n−ớc ta có khả năng cạnh tranh khá cao ở cả thị tr−ờng trong n−ớc và xuất khẩu chủ yếu là về giá, vì chi phí lao động chiếm khoảng 65% giá thành, và n−ớc ta có lợi thế về điều kiện trồng cao su. Tuy nhiên, chất l−ợng cao su của Việt Nam ch−a cao và dạng sản phẩm còn rất đơn điệu, nhiều khi không phù hợp với dạng sản phẩm theo yêu cầu buôn bán quốc tế. Mặt khác, cao su thiên nhiên th−ờng bị cạnh tranh gay gắt từ cao su tổng hợp và giá cả mặt hàng cao su thiên nhiên cũng bị dao động thất th−ờng bởi giá dầu thô, nguyên liệu chính để sản xuất cao su nhân tạo.
Từ sự phân tích trên, chúng tôi đề xuất không cần thiết phải bảo hộ mặt hàng này ở mức độ cao, chỉ cần ở mức trung bình và với các biện pháp phi quan thuế nh− sau:
- Hỗ trợ quy hoạch phát triển bền vững
- Hỗ trợ xây dựng th−ơng hiệu cho cao su Việt Nam
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất l−ợng đối với cao su thiên nhiên để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
- áp dụng các yêu cầu về tiêu chuẩn môi tr−ờng trong chế biến mủ cao su.
4.6. Rau quả
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng rau quả của Việt Nam hiện nay dao động ở mức 600 - 850 ngàn ha, chiếm khoảng 8% diện tích đất trồng trọt của cả n−ớc, cho sản l−ợng khoảng hơn 4 triệu tấn rau và hơn 3 triệu tấn quả t−ơi/năm. Khả năng tăng sản l−ợng trong n−ớc rất lớn do có cả khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất; trong đó có nhiều loại rau nh− bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt, khoai tây, d−a chuột... và các loại quả có giá trị kinh tế nh− : nhãn, vải, chuối, cam, dứa, xoài nho... Ngoài cây lúa và một số cây l−ơng thực khác, phát triển sản xuất các loại rau quả là h−ớng quan trọng trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị tr−ờng quốc tế và nhu cầu tiêu thụ trong n−ớc, tăng thu nhập cho nông dân.
Hiện nay và trong những năm tới, khả năng cạnh tranh ở thị tr−ờng trong n−ớc và xuất khẩu đối với rau quả t−ơi nhìn chung là hạn chế so với các n−ớc trong khu vực, đặc biệt là so với Trung Quốc và Thái Lan...Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của rau quả t−ơi chủ yếu là do ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu về các mặt liên quan tới chất l−ợng sản phẩm nh− độ t−ơi, sự đa dạng về chủng loại và bao bì, th−ơng hiệu sản phẩm. Có thể khẳng định rằng, đối với nhiều loại rau quả t−ơi của Việt Nam, về khả năng cạnh tranh là khá hạn chế, mặc dù điều kiện tự nhiên khá thuận lợi và lực l−ợng lao động nông nghiệp rất dồi dào. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ nhóm hàng này nh− sau:
- Nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ trong th−ơng mại nh− sử dụng thuế thời vụ, thuế tuyệt đối và hạn ngạch... khi vụ thu hoạch tập trung tại Việt Nam với từng loại rau quả
- áp dụng tiêu chuẩn kích th−ớc đối với một số loại sản phẩm
- Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nh− quy định rõ về tồn d− chất bảo quản, tồn d− thuốc bảo vệ thực vật, thời hạn sử dụng
- Quy định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá
- Nghiên cứu áp dụng quy định về nhãn mác sinh thái
- áp dụng các quy định kiểm tra và thông báo đối với sản phẩm biến đổi gen, sản phẩm chiếu xạ…
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây và xanh da trời. Riêng đối với các loại hàng rau quả đã qua chế biến, cần có quy định cụ thể về các chất phụ gia trong chế biến, yêu cầu về bao bì có liên quan đến chất l−ợng sản phẩm và vấn đề tái chế bao bì. Ngoài ra cần có các quy định về thủ tục thông báo sớm và kiểm tra quy trình chế biến xem có đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn HACCP hay không…, nếu đáp ứng đ−ợc mới cho phép nhập khẩu…
4.7. Sữa
N−ớc ta có tiềm năng lớn về phát triển đàn bò sữa do điều kiện tự nhiên thuận lợi và lao động dồi dào lại đ−ợc kích thích bởi nhu cầu sữa nội địa tăng rất mạnh do tăng dân số và tăng thu nhập. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho công nghiệp chế biến sữa phát triển nhanh thời gian qua và hấp dẫn các nhà đầu t− n−ớc ngoài tham gia ngành này. Mặt hàng sữa hiện cũng là mặt hàng đ−ợc Nhà n−ớc −u tiên bảo hộ nhằm phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến sữa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc.
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định h−ớng đến 2020 mà Bộ Công nghiệp vừa ban hành, sản l−ợng sữa toàn ngành trung bình tăng khoảng 5 - 6%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong đó, sữa đặc có mức tăng tr−ởng 1%, sữa bột 10%, sữa t−ơi thanh trùng 20%, sữa chua các loại là 15% và kem là 10%. Hiện năng lực sản xuất toàn ngành đạt khoảng 547,3 triệu lít/năm (quy sữa đã chế biến). Tuy nhiên, để đáp ứng đ−ợc nhu cầu tiêu thụ đang có xu h−ớng tăng, toàn ngành phải đầu t− bổ sung thêm năng lực sản xuất đến năm 2010 là 248 triệu lít.
Để đạt đ−ợc mục tiêu trên, bên cạnh việc gia tăng nhập khẩu sữa nguyên liệu cần phải tập trung phát triển đàn bò sữa ở những khu vực có lợi thế về chăn nuôi đàn bò sữa tập trung. Tuy nhiên, do khâu chọn giống, quy trình chăn nuôi và thức ăn cho chăn nuôi còn hạn chế nên hiện nay, giá thu mua sữa ở Việt Nam đắt hơn giá sữa thế giới bình quân 600 đồng/lít (cao hơn khoảng 17%). Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến sữa đều có xu h−ớng nhập sữa nguyên liệu của n−ớc ngoài, mặc dù thuế nhập khẩu sữa đang ở mức cao.
Hiện ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đang đứng tr−ớc cơ hội rất lớn để phát triển, vấn đề đặt ra là phát triển nguồn nguyên liệu nh− thế nào khi mà nguyên liệu tại chỗ cho chế biến sữa mới thoả mãn khoảng 30%, còn lại 70% là nhập khẩu. Rõ ràng là phát triển ngành chăn nuôi, chế biến sữa trong t−ơng lai vẫn cần đ−ợc bảo hộ ở mức cao để phát triển. Tuy nhiên, cần phải có lộ trình cắt giảm bảo hộ theo h−ớng giảm dần cho phù hợp vì nếu cứ tiếp tục bảo hộ cao sẽ làm cho ngành công nghiệp chế biến sữa ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà n−ớc. Từ đó, chúng tôi đề xuất áp dụng một số biện pháp phi thuế nhằm bảo hộ nh− sau:
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây và xanh da trời một cách đầy đủ nhằm giúp cho ngành chăn nuôi bò sữa trong n−ớc phát triển.
- Thực hiện một cách nghiêm túc các quy định về kiểm dịch động thực vật để hạn chế nhập khẩu các loại giống bò sữa có chất l−ợng kém và có nguy cơ về dịch bệnh, các loại thức ăn chăn nuôi kém chất l−ợng.
- Tiếp tục duy trì chế độ hạn ngạch thuế quan.
- Xây dựng và thực hiện các quy định tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- áp dụng các quy định về thực phẩm hỗ trợ tăng c−ờng sức khoẻ để kiểm tra và giám sát việc nhập khẩu các loại sữa chữa bệnh.
- Xây dựng và áp dụng các quy định về tiêu chuẩn dinh d−ỡng đối với các loại sữa thông dụng.
4.8. Đ−ờng
Đ−ờng là mặt hàng vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của dân c−, lại phục vụ cho một số ngành công nghiệp nh− chế biến n−ớc giải khát và bánh kẹo… Đ−ờng đ−ợc sản xuất ở n−ớc ta chủ yếu là từ mía, đây lại
là loại cây trồng đ−ợc trồng ở nhiều khu vực trung du, miền núi, vùng có nhiễm mặn ở các tỉnh Tây Nam bộ. Với những đặc điểm trên, nên Nhà n−ớc đã đ−a mặt hàng đ−ờng vào danh mục loại trừ hoàn toàn trong khi gia nhập AFTA. Cũng vì lý do trên mà chúng ta có thể biện minh đ−ợc việc sử dụng hạn ngạch nhập khẩu và giấy phép, cùng với một loạt các biện pháp hỗ trợ cho ng−ời trồng mía và cho phát triển các nhà máy đ−ờng theo ch−ơng trình mía đ−ờng tới năm 2010 đã đ−ợc Chính phủ thông qua. Tuy nhiên, với việc bảo hộ quá cao cho ngành mía đ−ờng đã tiêu tốn một l−ợng tài chính không nhỏ và hiệu quả của bảo hộ không cao, làm cho các ngành công nghiệp chế biến có sử dụng đ−ờng khó cạnh tranh đ−ợc với hàng hoá cùng loại của n−ớc khác do phải mua đ−ờng nguyên liệu với giá cao hơn giá thế giới. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải giảm dần mức độ bảo hộ đối với mặt hàng này và đ−a vào danh mục cắt giảm bảo hộ. Tr−ớc hết, Nhà n−ớc có thể đ−a mặt hàng này vào danh mục các mặt hàng sẽ áp dụng các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá n−ớc ngoài vào Việt Nam nh−: Tăng thuế so với mức thông th−ờng; áp dụng hạn ngạch nhập khẩu; áp dụng hạn ngạch thuế quan; áp dụng thuế tuyệt đối; cấp phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu; phụ thu đối với hàng nhập khẩu. Trong số các biện pháp đ−ợc phép áp dụng nh− trên có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan ngay từ năm 2006, sử dụng thuế mùa vụ khi vụ thu hoạch mía đ−ờng tập trung cũng cần đ−ợc nghiên cứu áp dụng. Ngoài ra, cần xây dựng và kiểm soát nhập khẩu đ−ờng theo các tiêu chuẩn, không cho phép nhập khẩu các loại đ−ờng có thành phần hoá chất với tên gọi “ đ−ờng siêu ngọt”, tăng c−ờng các biện pháp quản lý thị tr−ờng để chống nhập khẩu lậu đ−ờng qua biên giới nh− thời gian qua.