Về các biện pháp hỗ trợ trong n−ớc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản.pdf (Trang 105 - 108)

- Các biện pháp hỗ trợ:

3. Một số đề xuất về xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam phù

3.1. Về các biện pháp hỗ trợ trong n−ớc

Nh− đã trình bày ở những phần trên, do năng lực cạnh tranh của nhiều hàng nông sản của Việt Nam còn thấp hơn so với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới nên để bảo hộ hàng nông sản buộc chúng ta phải sử dụng các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là biện pháp mà nhiều n−ớc phát triển và một số n−ớc đang phát trong khu vực cũng sử dụng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ chúng ta phải lựa chọn các biện pháp mà chẳng những không

phạt th−ơng mại nh− chống bán phá giá, chống trợ cấp…, mà chúng ta lại còn phải cân nhắc đến khả năng tài chính của quốc gia. Theo đó:

Hộp xanh lá cây

Chính phủ nên đầu t− nhiều hơn vào nông nghiệp thông qua Hộp xanh lá cây nh−: xây dựng cơ sở hạ tầng, ch−ơng trình cải tiến hạt và con giống, KH&CN, đào tạo, dịch vụ mở rộng, hỗ trợ vùng khó khăn, môi tr−ờng…Bảo lãnh thu nhập, hỗ trợ ng−ời sản xuất cần đ−ợc áp dụng hợp lý.

Việt Nam cũng cần phải mở rộng áp dụng hình thức trợ cấp trong hộp mầu xanh lá cây, nh− hỗ trợ nghiên cứu triển khai, hỗ trợ nâng cấp các thiết bị nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về môi tr−ờng, hỗ trợ đầu t− vào hạ tầng nông nghiệp…những biện pháp này đ−ợc WTO cho phép vì chúng không trực tiếp hỗ trợ ngành trong n−ớc, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.

Hộp xanh da trời

Mở rộng phạm vi và mức đầu t− −u đãi cho những ng−ời đủ tiêu chuẩn đ−ợc h−ởng, đặc biệt là đầu t− đổi mới trang thiết bị chế biến và bảo quản nông sản. Đây là những công đoạn quan trọng góp phần gia tăng giá trị sản phẩm.

Hỗ trợ cho những vùng nghèo khó: học từ kinh nghiệm của các n−ớc ASEAN cung cấp miễn phí hạt giống và nguyên liệu cho dân nghèo tại những vùng khó khăn. Trong điều kiện của Việt Nam cần mở rộng phạm vi những ng−ời đ−ợc h−ởng −u đãi, ng−ời nghèo đ−ợc tiếp cận vốn vay; đ−ợc h−ớng dẫn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn.

Chính phủ đã dành một phần ngân sách giúp ng−ời dân chuyển đổi từ cây thuốc phiện sang các loại cây trồng khác. Tuy nhiên do mức hỗ trợ còn hạn hẹp nên ng−ời dân ở nhiều nơi vẫn không cải thiện đ−ợc cuộc sống và tiếp tục quay lại trồng cây thuốc phiện. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ dành khoản chi tiêu nhiều hơn để hỗ trợ những vùng này.

Hỗ trợ tổng thể

Mỗi một chính sách hỗ trợ cho một ngành cụ thể hoặc những dự án hỗ trợ một ngành, một khu vực phải đảm bảo có hiệu quả khi đ−a vào thực hiện. Mục tiêu của chúng ta hiện nay là h−ớng tới một chính sách hỗ trợ chung ổn định trong một khoảng thời gian nhất định cũng nh− mở rộng phạm vi ng−ời dân đ−ợc h−ởng lợi. Từ kinh nghiệm của một số n−ớc khác, tận dụng những

−u đãi nh− đối xử đặc biệt và đối xử khác biệt dành cho các n−ớc đang phát triển, Việt Nam có thể tăng c−ờng hỗ trợ trong n−ớc thông qua hình thức trợ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nh− thay đổi cây trồng và vật nuôi, cải cách nông nghiệp…Ngoài ra, Việt Nam cũng cần xem xét lựa chọn thời điểm để công bố rõ khoảng thời gian áp dụng các biện pháp hỗ trợ tổng thể cho ng−ời dân, các doanh nghiệp biết tr−ớc để chủ động, đồng thời công bố tr−ớc sẽ không gây trở ngại trong đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế vì nh− thế chúng ta đã chấp hành đúng nguyên tắc công khai - minh bạch của WTO.

Trợ cấp

Về nguyên tắc, bất cứ biện pháp trợ cấp trực tiếp nào cũng đều bị cấm và trợ cấp gián tiếp trong n−ớc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nh−ng có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp hay cho ngành hàng nào đó nhằm cạnh tranh không bình đẳng cũng sẽ bị cấm. Tuy nhiên, trong Hiệp định Nông nghiệp và Hiệp định chung về thuế quan và th−ơng mại của WTO đã cho phép đ−ợc áp dụng một số biện pháp trợ cấp trong n−ớc mà không bị cấm. Trong điều kiện và tình hình của Việt Nam, chúng tôi cho rằng có thể triển khai một số hình thức trợ cấp gián tiếp nh− sau:

- Tăng c−ờng hỗ trợ cho nghiên cứu thị tr−ờng và xúc tiến th−ơng mại, kể cả nghiên cứu thị tr−ờng và xúc tiến th−ơng mại ở trong và ngoài n−ớc, hỗ trợ xây dựng và phát triển th−ơng hiệu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động th−ơng mại, phát triển các hình thức th−ơng mại tiến bộ…

- Cần chuyển các loại Quỹ hỗ trợ riêng rẽ sang Quỹ hỗ trợ phát triển nói chung và có danh mục −u tiên cho các mặt hàng hay ngành hàng theo các tiêu chí phân loại về sức cạnh tranh của hàng hoá. Danh mục mặt hàng đ−ợc đ−a vào trong Quỹ hỗ trợ phát triển phải có cơ sở để chứng minh là phù hợp với nguyên tắc của WTO.

- Nhà n−ớc cần đầu t− thêm vốn để nâng cao năng lực của Ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu và cấp một l−ợng vốn đủ lớn cho ngân hàng này để hỗ trợ cho việc nhập khẩu một số vật t−, giống cây trồng và vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, qua đó mà nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản và đây là biện pháp bảo hộ rất tốt trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.

- Vận dụng nguyên tắc hỗ trợ vùng (tức là hỗ trợ cho các vùng khó khăn) th−ờng thấy ở các n−ớc đang phát triển để hỗ trợ c−ớc phí trong n−ớc

- Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nh− hỗ trợ về lãi suất tín dụng, xoá nợ, giãn nợ … sang hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ trực tiếp cho ng−ời sản xuất thông qua các yếu tố đầu vào trong nông nghiệp: giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng các loại giống mới.

WTO cho phép các n−ớc thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo th−ơng mại hay gây tổn hại tới lợi ích của n−ớc thành viên khác. Ngoài ra, các n−ớc đang phát triển còn đ−ợc dành "−u đãi về đối xử đặc biệt và khác biệt" để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong th−ơng mại, một sân chơi chung cho tất cả các thành viên.

WTO thừa nhận trợ cấp là một công cụ hợp pháp và quan trọng của các n−ớc đang phát triển. Do đó, xét về khía cạnh pháp lý Việt Nam có thể đ−ợc h−ởng những −u đãi khi đã là thành viên WTO. Một số hình thức trợ cấp khác liên quan tới tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho đến nay vẫn ch−a đ−ợc điều chỉnh bởi một quy tắc thống nhất, do đó vẫn đang đ−ợc nhiều n−ớc vận dụng để tránh né không phải cam kết cắt giảm.

Tóm lại, Việt Nam có thể tận dụng các biện pháp trợ cấp dạng này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong n−ớc cải thiện và tăng c−ờng năng lực cạnh tranh. Ngoài ra Việt Nam còn có thể mở rộng phạm vi sử dụng trợ cấp đ−ợc phép trong Hộp xanh đ−ợc WTO cho phép nhằm khuyến khích, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành nh− hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, nâng cấp máy móc trang thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn về môi tr−ờng, hỗ trợ hạ tầng nông nghiệp…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản.pdf (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)