Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10 (Trang 34)

1.3.5.1 Nhân tố khách quan

1.3.5.1.1 Về phía nhà nước

Để có thể thực hiện được chức năng, vai trò điều tiết, định hướng và quản lý các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, nhà nước cần thiết phải ban hành một hệ thống các quy phạm pháp luật để có thể điều chỉnh một bộ phận lớn và đặc thù các hoạt động và quan hệ xã hội. Đối với lĩnh vực tài chính kinh tế, nhà nước cần ban hành các chính sách, chế độ có tính chuẩn mực. Trong điều kiện đó, báo cáo tài chính được nhà nước quy định theo một số chuẩn mực nhất định và có tính chất bắt buộc. Một số loại hình báo cáo tài chính tùy theo điều kiện của mỗi công ty có thể có tính chất bắt buộc hoặc không đối với các công ty.

Báo cáo tài chính được nhà nước quản lý rất chặt chẽ theo cấp và được xác định thống nhất về phương pháp lập, phương pháp tính, thời gian lập và gửi… Các thông tin kế toán trên báo cáo tài chính phải có tính chất xác thực và có cơ sở.

Các công ty thực hiện tốt quá trình phân tích tài chính phải lập đầy đủ và chính xác các báo cáo tài chính. Nếu chính sách của nhà nước nói chung và chính sách kinh tế tài chính nói riêng chưa hoàn thiện thì sẽ có sự ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

1.3.5.1.2 Đặc điểm của công ty

Đặc điểm của công ty ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính công ty. Mỗi ngành kinh doanh có đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật ngành khác nhau. Tính chất ngành kinh doanh ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, do đó có ảnh hưởng tới phương pháp phân tích tài chính công ty.

Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sử dụng vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những công ty sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, công ty cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp cho công ty dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như cho công ty trong quá trình tổ chức nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những công ty sản xuất sản phẩm có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, phải ứng ra một lượng vốn ngắn hạn tương đối lớn, công ty hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ, thì nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các quý trong năm thường có sự biến động, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán chi trả cũng thường gặp khó khăn hơn.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến mọi hoạt động của công ty.

Sự ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến mức doanh thu của công ty, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động này của nền kinh tế có thể gây ra những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà phân tích tài chính công ty phải lường trước, những rủi ro đó có thể ảnh hưởng tới các khoản chi phí trả lãi tiền vay hay thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay việc tìm nguồn tài trợ.

1.3.5.2 Nhân tố chủ quan

Điều này cũng có ảnh hưởng đến chính sách tài chính của công ty, bởi mục đích của nhà quản trị công ty là lợi nhuận. Nếu những người lãnh đạo của công ty quan tâm đến các chỉ tiêu trong quá trình phân tích tài chính, có sự quản lý chặt chẽ thường xuyên thì công tác phân tích tài chính của công ty sẽ có hiệu quả tốt. Các thông tin trong báo cáo tài chính sẽ trung thực, chính xác, đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của nhà quản lý. Từ đó, nhà quản lý sẽ có thêm những cơ hội đầu tư mới mang lại hiệu quả cao đối với công ty.

1.3.5.2.2 Trình độ của cán bộ công nhân viên

Cán bộ, công nhân viên là những người trực tiếp tiến hành công tác phân tích báo cáo tài chính công ty. Nếu những cán bộ có đầy đủ những năng lực và chuyên môn nhất định thì việc phân tích tài chính sẽ được diễn ra thuận lợi. Các chỉ tiêu, các nhận xét đánh giá cũng được quan tâm đúng mức.

Nếu cán bộ, công nhân viên có ý thức trách nhiệm trong quá trình phân tích tài chính thì công tác phân tích tài chính sẽ hợp lý, chính xác và hiệu quả.

Nếu cán bộ phân tích tài chính là người có đạo đức nghề nghiệp, thì công tác phân tích tài chính sẽ phản ánh được trung thực các số liệu tài chính của công ty, giúp cho nhà quản trị cũng như các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính công ty có thể đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn.

1.3.5.2.3 Cơ sở vật chất

Ngoài các yếu tố trên, cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết và hữu ích nhất, đó là các hệ thống phần mềm máy tính được sử dụng trong công tác phân tích tình hình tài chính. Nếu có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại thì công ty có khả năng giảm bớt được khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình phân tích.

Như vậy, để quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp đạt hiệu quả thì công ty cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích đó.

Chương 1 của khóa luận đã trình bày và phân tích những vấn đề căn bản về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Những lý luận trên đã tập trung tìm hiểu và trình bày khái niệm, mục đích của phân tích tài chính, các phương pháp sử dụng, các nội dung của phương pháp phân tích tài chính, và các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính.

Đây là những nền tảng lý luận cần thiết và quan trọng, làm cơ sở cho những nghiên cứu của khóa luận về thực trạng và giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty cổ phần May 10 trong những chương tiếp theo.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần may 10

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tiền thân của công ty may 10 ngày nay, là các xưởng may quân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946 để phục vụ trong kháng chiến chống pháp.

Từ năm 1954, sau khi kháng chiến thắng lợi, các xưởng may từ Việt Bắc, Khu Ba, Khu Bốn, liên Khu Năm và Nam Bộ tập hợp về Hà nội thành xưởng may 10 thuộc cục quân nhu -Tổng cục hậu cần- Bộ quốc phòng. Với nhiệm vụ chủ yếu là may quân trang cho bộ đội với chất lượng cao và nhiều loại quân trang cho các binh chủng của quân đội.

Tháng 2 năm 1961, do yêu cầu phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xí nghiệp may 10 chuyển từ Bộ Quốc Phòng sang Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý. Nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng mặt hàng chủ yếu vẫn là may quân trang cho bộ đội (chiếm tới 90- 95% tổng sản lượng may mặc của công ty) và sản xuất các mặt hàng cho xuất khẩu và dân dung (5- 10%).

Tháng 1 năm 1964, May 10 lại một lần nữa chuyển đổi, chịu sự quản lý của Bộ Nội Thươhg với nhiệm vụ sản xuất gia công hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu theo Nghị Định Thư giữa Việt Nam - Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đồng thời sản xuất hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu.

Năm 1971, xí nghiệp May 10 lại quay về chịu sự quản lý chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp Nhẹ với nhiệm vụ may quân trangcho quân đôị và gia công xuất khẩu hàng may mặc.

Sang năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chuyên làm hàng may xuất khẩu. Có thể nói đây là điểm khởi đầu cho sự phát triển về sau của xí nghiệp May 10. Những năm sau đó, xí nghiệp liên tục xuất sang thị trường các nước XHCN từ 4-5 triệu áo sơ mi có chất lượng cao.

Tháng 8 năm 1990, Liên Xô cũ tan rã và khối XHCN - Đông Âu sụp đổ liên tục đã làm cho các ngành hàng xuất khẩu của nước ta đứng trước những khó khăn lớn. Thị trường quen thuộc của xí nghiệp may 10 mất đi, hàng loạt các đơn đặt hàng, các hợp đồng bị huỷ bỏ hoặc không được thanh toán khiến xí nghiệp May 10 cũng như một số xí nghiệp khác khốn đốn và có nguy cơ bị phá sản. Trước tình hình đó, xí nghiệp May 10 phải tìm hướng giải quyết ngay những khó khăn về thị trường, mạnh dạn chuyển sang thị trường "khu vực 2". Bên cạnh đó, xí nghiệp thực hiện giảm biên chế, đầu tư đổi mới 2/3 thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại. Các bạn hàng mới được thiết lập, khó khăn từng bước được tháo gỡ, các sản phẩm của xí nghiệp từng bước chiếm lĩnh được thị trường trong nước, vươn tới các thị trường khó tính khác như Đức, Pháp,Nhật Bản, Mỹ ...

Trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước cũng như trên thế giới, ngày 14/1/1992 với quyết định số 1090/TCLĐ của Bộ Công Nghiệp Nhẹ, xí nghiệp May 10 đã chuyển đổi tổ chức, phát triển thành công tyMay 10 thuộc Tổng công ty dệt may Việt nam.

Với tên giao dịch Việt Nam : Công Ty May 10 Tên giao dịch quốc tế : GARMENT COMPANY 10 Tên viết tắt : GARCO 10

Tổng số vốn của công ty : 20 tỷ VNĐ Trong đó : Vốn cố định 17 tỷ VNĐ Vốn lưu động 3 tỷ VNĐ

Trụ sở chính: Thị trấn Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội

Sau khi phát triển thành công ty, khả năng sản xuất của công ty tăng lên nhanh chóng, thể hiện ở cả số lượng sản phẩm tăng, số lao động tăng, số xí nghiệp liên doanh liên kết tăng.

Đến năm 2004, công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối theo quyết định số 105/2004/QĐ-BCN của bộ trưởng bộ công nghiệp

Tên giao dịch: Garment 10 Joint Stock Company

Tên viết tắt: Garco 10

Giấy chứng nhận ĐKKD: số 0103006688 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Vốn điều lệ: 54.000.000.000 đồng

Trong đó tỷ lệ cổ phần của Nhà nước chiếm 51%, bán cho người lao động trong công ty 49%.

Lĩnh vực hoạt động:

+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may.

+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác.

+ Đào tạo nghề.

+ Xuât nhập khẩu trực tiếp.

Cho đến nay, công ty May 10 trực tiếp chỉ đạo quản lý nhiều xí nghiệp thành viên và tham gia vào các liên doanh, liên kết khác.Với dây chuyền sản xuất hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được củng cố. Công ty May 10 đang thực sự trên đà phát triển mạnh mẽ.

Hệ thống thành viên:

Xí nghiệp may 1 Xí nghiệp may 2

Xí nghiệp Veston 1 Xí nghiệp may 5

Xí nghiệp Veston 2 Xí nghiệp Veston 3

Xí nghiệp may Vị Hoàng Xí nghiệp may Đông Hưng Xí nghiệp may Hưng Hà Xí nghiệp may Thái Hà Xí nghiệp may Hà Quảng Xí nghiệp may Phù Đổng Xí nghiệp may Bỉm Sơn

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty

Việc chuyển xí nghiệp May 10 cho đến nay là công ty cổ phần may 10 không chỉ là thay đổi một tên gọi mà quan trọng hơn có sự thay đổi về chức năng, cơ cấu của bộ máy điều hành, thay đổi cả tư duy và hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, bộ máy tổ chức của công ty gồm nhiều phòng và kinh doanh rất hiệu quả. Mỗi phòng có một chức năng khác nhau.

Ban lãnh đạo:

Ông Vũ Đức Giang : Chủ tịch hội đồng quản trị

Sơ đồ: Mô hình tổ chức quản lý và sản xuất: Phó Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Văn phòng Phòng chất lượng Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh Chi nhánh Phòng kế hoạch Các XNTV - PX phụ trợ và các công ty LD Trường đào tạo Ban đầu tư

và phát triển

Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là Tổng giám đốc - người nhận vốn, đất đai, tài nguyênvà các nguồn lực khác do Công ty giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Giúp việc cho Tổng giám đốc là ba phó Tổng giám đốc, được quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước.

* Phòng kế hoạch:

Là bộ phận tham mưu của cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung cấp vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng. Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch cuả Công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.

* Phòng kinh doanh:

Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu, đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất.

Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiêu sản phẩm.

Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuấtvới phòng kế hoạch.

Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.

Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ thuật công, kỹ thuật cơ điện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển kinh doanh của Công ty.

* Ban đầu tư phát triển:

Ban đầu tư phát triển xây dựng và quản lý công trình là đơn vị nghiệp vụ về xây dựng cơ bản, có chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc về quy hoạch, đầu tư phát triển Công ty. Lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản. Bảo dưỡng, duy trì các công trình xây dựng vật kiến trúc trong Công ty.

* Phòng tài chính kế toán:

Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài chính- kế toán của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

* Văn phòng:

Là đơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10 (Trang 34)