Hoàn thiện phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10 (Trang 79 - 105)

Để đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình tài chính thực sự của Công ty, việc sử dụng phương pháp phân tích đóng vai trò quan trọng. Nếu Công ty sử dụng phương pháp thích hợp, sẽ khai thác được triệt để thông tin, xem xét được mọi khía cạnh, đem lại hiệu quả cao trong công tác phân tích tài chính.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng hai phương pháp phân tích so sánh và số tỷ lệ. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp còn chưa linh hoạt, chưa tận dụng được hết lợi thế của các phương pháp phân tích. Đối với phương pháp so sánh, Công ty mới chỉ sử dụng

phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh ngang để thấy được sự biến động của chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước. Cán bộ phân tích nên sử dụng thêm phương pháp so sánh dọc.

So sánh dọc là việc so sánh các chỉ tiêu cùng một cột để thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu đơn vị so với một chỉ tiêu tổng quát. Đánh giá tỷ trọng của từng chỉ tiêu qua các năm ta có thể thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, lĩnh vực nào đang mở rộng hay thu hẹp. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ giúp cho Ban lãnh đạo và nhà phân tích thấy được chỉ tiêu đơn vị là hợp lý hay không, từ đó có hướng điều chỉnh đúng đắn và kịp thời. Sử dụng so sánh dọc, giúp nhà phân tích dễ dàng hơn trong việc so sánh chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành hay số trung bình ngành.

Trong quá trình phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, nhà phân tích nên sử dụng phương pháp so sánh dọc với chỉ tiêu gốc là DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh đồng quy mô:

Chỉ tiêu 2008 2009 DTT BH và CCDV 100% 100% Giá vốn hàng bán 75.22 73.77 Lợi nhuận gộp 24.78 26.23 Chi phí bán hàng 7.98 8.72 Chi phí quản lý DN 11.08 13.69 LNT từ HĐKD 4.78 2.90

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty)

Thông qua bảng ta nhận thấy trong năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thì phải chi cho giá vốn là 73.77 đồng có giảm so với năm 2008 là 1.45 nhìn chung doanh nghiệp đã làm tốt công tác quản lý chi phí.

Tuy nhiên, trong năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thì phải chi cho chi phí bán hàng là 8.72 đồng và cho chi phí quản lý DN là 13.69 đồng, đều cao hơn so với năm 2008 , nhìn chung đây là mặt còn yếu kém của Doanh nghiệp, cần phải cải thiện ngay trong những năm tới, tuy nhiên nếu xét trong hoàn cảnh năm 2009, Doanh nghiệp phải chịu những ảnh hưởng lớn từ suy thoái toàn cầu, vì vậy, Doanh nghiệp cần phải bỏ thêm chi phí nhằm tiêu thụ sản phẩm thì có thể chấp nhận được.

Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2009 chiếm tỷ trọng 2.9% so với doanh thu, không cao như năm 2008, hay tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu giảm so với năm 2008.

Đối với phương pháp so sánh ngang, do hạn chế về nguồn thông tin, hiện nay Công ty chưa có số liệu trung bình ngành để phân tích. Để khắc phục tam thời hạn chế này, Công ty có thể thu thập một số chỉ tiêu chính của các doanh nghiệp khác trong ngành để phân tích, từ đó, Công ty có thể đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhằm phát huy được điểm mạnh, hạn chế khắc phục được những điểm yếu còn tồn tại, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Ví dụ như đánh giá cơ cấu nợ của công ty, ta có thể thu thập thêm số liệu của các công ty May ngành như sau:

Bảng 3.2: Hệ số nợ của một số công ty trong ngành dệt may (31/12/2009):

Chỉ tiêu Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ

Cty cổ phần May 10 73,231,906,447 185,955,465,455 0.39 Cty cổ phần May Sông Hồng 272,683,852,712 350,488,050,098 0.78 Cty cổ phần May Nhà Bè 84,227,624,642 107,216,969,017 0.79 Cty cổ phần May Thanh Trì 21,612,585,957 45,297,770,526 0.48

Thông qua bảng 3.2, ta nhận thấy cơ cấu nợ của Công ty cổ phần May 10 là thấp nhất trong 4 công ty trên, thể hiện một chính sách tài chính thận trọng, an toàn cao. Tuy nhiên, Công ty lại đang phải chịu một chi phí sử dụng vốn cao và chưa tận dụng được đòn bẩy tài chính khi dinh doanh có lãi. Nhìn vào hệ số nợ của 4 công ty, ta có thể thấy rằng, May 10 sẽ có một số lợi thế nhất định khi có nhu cầu muốn vay thêm vốn từ các chủ nợ, như quy mô khoản vay, thời hạn vay, cũng như chi phí sử dụng vốn vay so với các doanh nghiệp trên. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty nên nghiên cứu để gia tăng hệ số nợ của mình.

Công ty cũng nên sử dụng phương pháp Dupont: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế điều chỉnh

trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vayTổng tài sản bình quân X 100%

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân X 100% Bảng 3.3: Phân tích Dupont Chỉ tiêu 2008 2009 LN sau thuế 15,902,180,896 17,120,750,747 DT và TN khác 358,253,797,569 448,787,522,379 TTSbq 170,507,759,982 183,770,441,478 VCSHbq 109,245,911,341 110,797,836,211 TSLNDT 4.44% 3.81% HSSDTTS 2.09 2.44 1/(1-HSN) 1.56 1.66 ROA 9.33% 9.32% ROE 14.56% 15.45%

Năm 2008: ROA=9.33%=4.44% x2.09 ROE=14.56%=4.44% x 2.09 x 1.56 Năm 2009: ROA=9.32%=3.81% x 2.44 ROE=15.45%=3.81% x 2.44 x 1.66

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:

 Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản gần như không thay đổi (giảm 0.01%) tuy nhiên ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu này lại rất khác nhau.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm 0.62% làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm: (4.44%-3.81%)x2.09= 1.31%

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0.34 làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng: 3.81%x(2.44-2.09)=1.30%

 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng 0.9% do ảnh hưởng của các nhân tố:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu giảm 0.62% làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm: (4.44%-3.81%)x2.09x1.56=2%

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0.34 làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng: 3.81%x(2.44-2.09)x1.56=2%

Cơ cấu nợ bình quân của công ty thay đổi làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng: 3.81%x2.44x(1.66-1.56)=0.9%

Từ quá trình phân tích Dupont, ta nhận thấy, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, Công ty cần phải nâng cao hơn hiệu suất sử dụng tài sản, quản lý tốt chi phí, cũng như nâng cao các nguồn doanh thu và thu nhập khác. Hiện tại, hệ số nợ của Công ty vẫn còn thấp, vì vậy Công ty có thể nghiên cứu để đạt tới một cơ cấu vốn sử dụng nhiều nợ hơn, tận dụng ưu thế của đòn bẩy tài chính khi Công ty làm ăn có lãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3 Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính cho phù hợp với điều kiện của công ty.

Để đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính của mình, Công ty cổ phần May 10 nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu phân tích tài chính: VLĐTX, N/cVLĐ, VBT, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, và đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

3.3.3.1 Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán.

Bảng 3.4: Mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu 01/01/2009 31/12/2009 Chênh lệch %

VLĐTX 44,872,323,648 20,004,153,110 (24,868,170,538) (55.41)

N/cVLĐ 22,128,590,960 24,700,232,520 2,571,641,560 11.62

VBT 22,743,732,688 (4,696,079,410) (27,439,812,098) (120.65) (Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty)

Vốn lưu động thường xuyên:

VLĐTX ở cả đầu kỳ và cuối kỳ đều dương, VLĐTX cuối kỳ giảm mạnh so với đầu kỳ 24,868 triệu đồng (55.41%), cho thấy nguồn vốn dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn giảm. Trong đó nguồn vốn dài hạn tăng 939 triệu đồng làm tăng VLĐTX,

tuy nhiên tài sản dài hạn tăng làm VLĐTX giảm là 25,803 triệu đồng. Tài sản cố định tăng mạnh 21,539 triệu đồng, nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng 7,404 triệu đồng, nguyên giá tài sản cố định vô hình tăng 10,000 triệu đồng, đây là một xu hướng rất tốt đối với Doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và vị thế của Doanh nghiệp. Mặt khác việc đầu tư này vẫn trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng mở rộng lĩnh vực đầu tư tài chính (tăng 6,402 triệu đồng) nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Trong nguồn vốn dài hạn tăng hoàn toàn do tăng nguồn vốn chủ sở hữu, còn nợ dài hạn giảm rất mạnh 2,916 triệu đồng (87.06%), như đã phân tích ở trên, điều này là do trong kỳ, phần lớn nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán và chuyển sang khoản mục nợ ngắn hạn. Ta thấy hệ số nợ của Doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ là 0.39<0.5 vì vậy trong các năm tiếp theo Doanh nghiệp có thể vay thêm nợ dài hạn để tăng nguồn vốn có tính ổn định cao, trong khi vẫn giữ được một cơ cấu tài chính có rủi ro cho phép. Việc tăng vốn chủ sở hữu 3,851 triệu đồng là do tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp trích lập quỹ nhiều hơn, làm tăng năng lực tài chính cho Doanh nghiệp.

VLĐTX giảm là cần thiết trên góc độ sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo một cơ cấu vốn an toàn.

Nhu cầu vốn lưu động:

N/cVLĐ ở đầu năm và cuối năm đều dương, chứng tỏ Doanh nghiệp có phần vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 trong quá trình sản xuất kinh doanh.

N/cVLĐ của Doanh nghiệp tăng 2,571 triệu đồng (11.62%) trong khi doanh thu thuần của Doanh nghiệp tăng 68,382 triệu đồng (19.21%), tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của nhu cầu vốn lưu động, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng lên, đây là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp.

Bảng 3.5: Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới N/c VLĐ:

Tài sản kinh doanh Nợ kinh doanh

1. Các khoản phải thu (11,799,519,862) 1. Phải trả người bán 633,620,869

Phải thu khách hàng (15,048,427,065) 2. Người mua trả tiền

trước (9,155,415,361)

Trả trước cho người bán 2,932,632,203 3. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước 2,869,816,164

Các khoản phải thu khác 316,275,000 4. Phải trả người lao động (1,938,905,088) 2. Hàng tồn kho 16,588,547,128 5. Chi phí phải trả (108,088,687)

Hàng tồn kho 16,588,547,128 6. Các khoản phải trả,

phải nộp ngắn hạn khác 4,859,620,714 3. Tài sản ngắn hạn khác (5,056,737,095)

Chi phí trả trước ngắn hạn 126,010,600

Thuế GTGT được khấu trừ (5,824,180,601)

Tài sản ngắn hạn khác 641,432,906

Cộng (267,709,829) Cộng (2,839,251,389)

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng, ta nhận thấy N/cVLĐ tăng, hoàn toàn do nợ kinh doanh tăng 2,839 triệu đồng, trong khi đó tài sản kinh doanh giảm 267 triệu đồng.

Sự giảm đi của tài sản kinh doanh chủ yếu do sự giảm của khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác, trong khi hàng tồn kho vẫn tăng. Hàng tồn kho tăng 16,558 triệu đồng, trong đó lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ là 24,227 triệu đồng ,đầu kỳ là 9,887 triệu đồng, thể hiện vốn công ty bị ứ đọng nhiều trong khâu dự trữ. Bên cạnh đó, khoản phải thu của Công ty giảm trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

vẫn tăng 19.21%, đây là một xu hướng tốt, tuy nhiên nếu vì điều này mà làm giảm sản lượng hàng hóa tiêu thụ thì cần phải xem xét.

Nợ kinh doanh giảm mạnh 2,839 triệu đồng thể hiện Doanh nghiệp giảm chiếm dụng vốn từ bên thứ 3, trong đó khoản mục người mua trả tiền trước giảm 9,155 triệu thể hiện trong kỳ Doanh nghiệp đã giao hàng cho bên mua đã đặt hàng và ứng trước, thể hiện uy tín của Doanh nghiệp. Trong năm, Doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn do chiếm dụng người bán và các khoản nợ nhà nước, tuy nhiên Công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính và kỷ luật thanh toán.

Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền của Doanh nghiệp giảm mạnh, tại thời điểm đầu kỳ, Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ 22,743 triệu đồng, ở thời điểm cuối kỳ, Doanh nghiệp thiếu hụt ngân quỹ là 4,696 triệu đồng, như vậy ở thời điểm cuối kỳ, Doanh nghiệp chưa có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ cho nhà cho vay nếu các khoản nợ này đến hạn. Điều này chủ yếu do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm mạnh 21,165 triệu đồng, trong khi khoản mục vay và nợ ngắn hạn tăng 7,274 triệu đồng.

Bảng 3.6: Mối quan hệ cân bằng trên BCĐKT:

Đầu kỳ VBT 22,743 N/cVLĐ 22,128 VLĐTX 44,872 Cuối kỳ N/cVLĐ 24,700 VBT 4,696 VLĐTX 20,004

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty)

Tại thời điểm đầu kỳ, VLĐTX lớn, N/c VLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn, đây là một cơ cấu tài chính ít rủi ro, tuy nhiên giảm hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ vì chi phí sử dụng vốn dài hạn luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

Tại thời điểm cuối kỳ, N/cVLĐ>0, VLĐTX>0, VBT<0, nhu cầu vốn lưu động được tài trợ bằng một phần bằng nguồn vốn dài hạn, một phần bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Ta nhận thấy Doanh nghiệp đang dịch chuyển sang một cơ cấu vốn hợp lý hơn, vừa đảm bảo có nguồn vốn dài hạn ổn định tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn, vừa tối ưu hóa chi phí sử dụng vốn.

3.3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản.

Bảng 3.7: Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản

Chỉ tiêu 2008 2009 Chỉ tiêu 200 8 2009 DTT BH,CCDV 355,908,886,226 424,291,141,564 VqKPT 12.62 13.95 GVHB 267,706,080,576 312,985,806,684 Kỳ thu tiền TB 28.53 25.81 KPTbq 27,631,254,164.5 0 36,681,466,791.00 VqHTK 9.69 8.53

HKTbq 53,910,447,620.0 0 67,766,212,345.50 Số ngày 1 VqHtk 37.16 42.19 TTS 170,507,759,982 183,770,441,478.0 0 HSSDTTS 2.09 2.44 TSCĐ 53,910,447,620 67,766,212,345.50 HSSDTSCĐ 6.60 6.26

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty)

Vòng quay khoản phải thu:

Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho Doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải thu năm 2009 là 13.95 vòng cao hơn năm 2008 (12.62 vòng), kỳ thu tiền tương ứng là 25.81 ngày và 28.53 ngày. Như vậy trong năm 2009, Doanh nghiệp chỉ mất trung bình 25.81 ngày để thu được tiền về từ các khoản cấp tín dụng cho khách hàng, trong khi đó doanh thu thuần từ bán hàng vả cung cấp dịch vụ tăng, đây là tín hiệu tốt của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp đã quản lý tốt chính sách tín dụng cho khách hàng, quản lý tốt các khoản phải thu, và vẫn giữ được mức tăng doanh thu.

Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho dùng để đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của Doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 8.53 vòng giảm so với năm 2008 (9.69 vòng), số ngày một vòng quay hàng tồn kho tương ứng là 42.19 ngày và 37.16 ngày. Cho thấy trong năm 2009 hàng tồn kho của Doanh nghiệp chỉ luân chuyển được 8.53 vòng, thời gian hàng tồn kho tồn tại trong kho dài hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của Doanh nghiệp tăng, như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho ứ đọng chủ yếu dưới dạng thành phẩm. Vì vậy, Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng có những biện pháp để giải phóng lượng hàng tồn kho, áp dụng chính sách tín dụng, khuyến mãi, chính sách giá … để bán sản phẩm.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản cố định đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2008 là 6.60, năm 2009 giảm xuống còn là 6.26 thể hiện, trong năm 2009 cứ 1 đồng tài sản cố dịnh đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 6.26 đồng doanh thu thuần. Ta nhận thấy trong năm 2009, Doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, cũng như đầu tư xây dựng nhà xưởng, làm tăng mạnh tài sản cố định, tuy nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần may 10 (Trang 79 - 105)