- Phân tích sự biến động của tài sản:
Qua bảng phân tích ta nhận thấy quy mô tài sản của Công ty vào thời điểm 1/1/2009 là 181,585 triệu đồng, 31/12/2009 là 185,995 triệu đồng, như vậy đến cuối kỳ tổng tài sản Doanh nghiệp tăng 4,370 triệu đồng tương ứng 2,41% so với đầu kỳ. Trong đó:
Tài sản ngắn hạn: Thời điểm đầu kỳ: 114,235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 62.91% cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn chiếm 37,09% cơ cấu tài sản. Thời điểm cuối kỳ tài sản dài hạn giảm xuống còn 92,802 triệu đồng, chiếm 49.92% tổng tài sản. Như vậy giảm so với đầu kỳ là 21,433 triệu đồng, chênh lệch tương đối là 18.76%. Trong khi tổng tài sản của Doanh nghiệp tăng, tài sản ngắn hạn giảm nên làm giảm mạnh tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu do các yếu tố: Tiền và tương đương tiền giảm mạnh là 21,165 triệu đồng (53.38%), thông
qua bản thuyết minh ta biết được mức giảm này chủ yếu do khoản tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ giảm18,827 triệu đồng. Các khoản phải thu giảm 11,799 triệu đồng (32.49%), mặc dù hàng tồn kho tăng mạnh 16,588 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 58.44% nhưng tài sản ngắn hạn vẫn giảm. Điều này có thể chấp nhận được do trong những tháng đầu năm 2008, nền kinh tế thế giới chưa rơi vào khủng hoảng rõ rệt nên Công ty vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu, ký được các hợp đồng dài hạn với nhà nhập khẩu… do đó lượng ngoại tệ thu về tính đến đầu năm 2009 vẫn còn rất lớn, lượng hàng tồn kho ở mức thấp. Trong năm 2009, do thị trường xuất khẩu của Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính toàn cầu, vì vậy sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, hàng hóa bị ứ đọng làm tăng lượng hàng tồn kho, vốn luân chuyển chậm, thể hiện trên bản thuyết minh báo cáo tài chính, lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ là 24,227 triệu đồng trong khi đầu kỳ là 9,887 triệu đồng, chủ yếu là tồn kho thành phẩm. Bên cạnh đó, khoản phải thu của Công ty giảm, thể hiện vốn luân chuyển nhanh trong khâu thanh toán, điều này thể hiện một xu hướng tốt, tuy nhiên nếu vì điều này mà làm giảm sản lượng hàng hóa tiêu thụ thì cần phải xem xét.
Tài sản dài hạn: Tài sản ngắn hạn tăng mạnh ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, 25,803 triệu đồng (38.31%), đây là mức tăng rất lớn . Điều này chủ yếu là do khoản mục tài sản cố định tăng 21,539 triệu đồng (37,79%), thông qua bản thuyết minh báo cáo tài chính, ta có bảng sau:
Bảng 2.2: Tăng giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Trang thiết bị quản lý Tổng cộng Nguyên giá
Số dư đầu năm 56,968,797,616 37,747,231,77 4
3,842,916,85 9
3,733,515,76
8 102,292,462,017
Mua trong năm 18,913,044,795 5,113,235,187 90,860,400 117,688,908 24,234,829,290 Đầu tư XDCB hoàn thành
Thanh lý, nhượng bán 11,450,050,000 489,021,666 119,958,273 12,059,029,939
Số dư cuối năm 64,431,792,411 42,371,445,29 5 3,933,777,25 9 3,731,246,40 3 114,468,261,368 Hao mòn luỹ kế
Số dư đầu năm 24,135,156,074 24,187,652,92 9
2,902,847,13 8
2,468,097,27
1 53,693,753,412
Khấu hao trong năm 3,497,154,880 5,341,899,338 478,481,462 490,823,212 9,808,358,892 Thanh lý, nhượng bán 4,468,721,024 481,721,660 - 86,171,621 5,036,614,305
Số dư cuối năm 23,163,589,930 29,047,830,60 7 3,381,328,60 0 2,872,748,86 2 58,465,497,999 Giá trị còn lại
Số dư đầu năm 32,833,641,542 13,559,578,84
5 940,069,721
1,265,418,49
7 48,598,708,605
Số dư cuối năm 41,268,202,481 13,323,614,68
8 552,448,659 858,497,541 56,002,763,369
- Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo các khoản
vay: 12,353,527,123
- Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng: 18,602,649,541 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty)
Thông qua bảng trên, chúng ta nhận thấy trong năm 2009 Doanh nghiệp đã tích cực đầu tư mua sắm máy móc, xây dựng nhà xưởng đồng thời thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị lạc hậu, khu nhà xưởng không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao nâng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của Doanh nghiệp. Tài sản cố định vô hình của Doanh nghiệp tăng thêm 10,020 triệu đồng do Doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Đây là bước đi vô cùng đúng đắn của Doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hiện nay. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định là 42.23%, tức là trong 100 đồng tài sản có 42.23 đồng đầu tư cho tài sản cố định, phù hợp với 1 Doanh nghiệp thuộc ngành dệt may.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 9,333 triệu đồng (123.1%) do Công ty đầu tư mua cổ phần của các công ty khác, đồng thời trích dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 2,931 triệu đồng. Nhìn chung với đà đi lên của nền kinh tế nước ta,
cũng như thị trường chứng khoán, thì việc đầu tư dài hạn vào cổ phần Công ty là có thể chấp nhận được.
Các khoản phải thu dài hạn giảm mạnh 20,035 triệu đồng (43,78%) kết hợp với phải thu ngắn hạn cũng giảm, thể hiện doanh nghiệp giảm các khoản tín dụng cho khách hàng, giảm ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, cho thấy công tác quản lý khoản phải thu của Doanh nghiệp tốt, đây là một điểm mạnh của Doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc huy động vốn không dễ dàng.
- Phân tích biến động nguồn vốn:
Nguồn vốn chủ sở hữu:
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với đầu kỳ 2,125 triệu đồng (1.97%), lợi nhuận sau thuế năm 2009 và lợi nhuận chưa phân phối được tạm chia cổ tức năm 2009 trích lập các quỹ, làm tăng các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, và quỹ khen thưởng phúc lợi. Bên cạnh đó, ta nhận thấy, trong nguồn vốn chủ sở hữu, khoản mục thặng dư vốn cổ phần là 40,685 triệu đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 54,000 triệu đồng, như vậy có thể thấy cổ phiếu của công ty khi phát hành được các nhà đầu tư đánh giá rất cao, bán được trên mệnh giá phát hành, điều này có thể thấy được uy tín, cũng như tiềm năng phát triển tương đối tốt của doanh nghiệp.
Nợ phải trả:
Qua bảng số liệu ta thấy nợ phải trả tăng nhẹ, 518 triệu đồng (0.71%), trong đó tỷ lệ nợ dài hạn so với tỷ lệ nợ ngắn hạn là rất thấp, ở cuối kỳ khoản mục vay và nợ dài hạn của doanh nghiệp bằng 0, do các khoản nợ dài hạn đã chuyển thành nợ dài hạn đến hạn trả và được chuyển sang nợ ngắn hạn. Với cơ cấu nợ như hiện tại doanh nghiệp sẽ không tận dụng được nguồn vốn vay dài hạn có tính chất ổn định để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên chi phí lãi vay sẽ giảm so với việc sử dụng vốn vay dài hạn.
2.2.2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.3: Tình hình biến động trên báo cáo kết quả kinh doanh (2008-2009) Đơn vị: VNĐ CHỈ TIÊU M ã số Thuyế
t minh Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch
Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 424,685,733,54 2 356,268,083,98 3 68,417,649,559 19.20 2. Các khoản giảm trừ
doanh thu 02 VI.26 394,591,978 359,197,757 35,394,221 9.85
3.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 VI.27 424,291,141,56 4 355,908,886,22 6 68,382,255,338 19.21 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 312,985,806,68 4 267,706,080,57 6 45,279,726,108 16.91 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 111,305,334,88 0 88,202,805,650 23,102,529,230 26.19 6.
Doanh thu hoạt động tài
chính 21 VI.29 7,672,267,843 1,781,977,041 5,890,290,802 330.55
7. Chi phí tài chính 22 VI.30 11,604,666,496 5,150,675,421 6,453,991,075 125.30
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2,722,341,336 3,868,195,667
(1,145,854,331
) (29.62)
8. Chi phí bán hàng 24 36,985,604,180 28,394,932,933 8,590,671,247 30.25
9.
Chi phí quản lý doanh
nghiệp 25 58,091,109,321 39,424,899,686 18,666,209,635 47.35
10 .
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 30 12,296,222,726 17,014,274,651
(4,718,051,925 ) (27.73) 11 . Thu nhập khác 31 16,824,112,972 562,934,302 16,261,178,670 2,888.65 12 . Chi phí khác 32 7,022,415,634 76,083,018 6,946,332,616 9,129.94 13 . Lợi nhuận khác 40 9,801,697,338 486,851,284 9,314,846,054 1,913.28
14 .
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 50 22,097,920,064 17,501,125,935 4,596,794,129 26.27
15 .
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành 51 VI.31 5,968,413,077 3,197,890,078 2,770,522,999 86.64 16
.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17
.
Thuế thu nhập doanh
nghiệp được miễn giảm 53 991,243,760 1,598,945,039 (607,701,279) (38.01)
18 .
Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp 54 4,977,169,317 1,598,945,039 3,378,224,278 211.28
19 .
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp 60 17,120,750,747 15,902,180,896 1,218,569,851 7.66
20
. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 3,667 3,112 0.555 17.83
(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính Công ty)
- Về tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:
Lợi nhuận của Công ty năm 2009 thu được cao hơn năm 2008 là 1,218 triệu đồng tương ứng với mức tăng 7.66%, thể hiện kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp ngày càng phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn từ điều kiện khách quan chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đây là một cố gắng rất lớn của Doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế Công ty tăng do các yếu tố sau:
- Về doanh thu và giá vốn hàng bán: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 68,417 triệu đồng (19.2%), các khoản giảm trừ doanh thu thấp và không có nhiều biến động, vì vậy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 68,382 triệu đồng (19.21%). Đây là một xu hướng tốt của Doanh nghiệp, mức doanh thu tăng, Doanh nghiệp tăng thị phần và vị thế của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, bên cạnh đó mức giảm trừ doanh thu thấp và chỉ tăng nhẹ, đây có thể coi là một thành công của Doanh nghiệp vì các thị trường nhập khẩu ngày càng trở nên khó tính, yêu cầu về sản phẩm ngày càng cao. Thêm vào
đó, ta có thể thấy rằng năm 2008 lạm phát nước ta rất cao, vì vậy một phần của việc tăng doanh thu do tác động của giá tăng.
Giá vốn năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008 là 45,279 (16.91%) thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này do Doanh nghiệp đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, lựa chọn nguyên vật liệu tốt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín Doanh nghiệp, đồng thời Doanh nghiệp cũng đã quản lý tốt chi phí trong khâu sản xuất, đây là hướng đi đúng đắn của Doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Xu hướng thay đổi DTT và GVHB của Công ty cổ phần May 10: 2006-2009 Số liệu của năm 2006 được chọn làm năm gốc.
Bảng 2.4: Báo cáo khuynh hướng KQKD Đơn vị : %
DTT BH và CCDV GVHB
2006 100 100
2007 132.6 134.4
2008 211.4 213.4
2009 252.1 249.5
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty)
Biểu đồ 2.1: Xu hướng thay đổi doanh thu và giá vốn hàng bán của công ty cổ phần May 10: 2006-2009
0 50 100 150 200 250 300 2006 2007 2008 2009 DTT BH và CCDV GVHB
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty)
Qua đồ thị ta nhận thấy 1 xu hướng thống nhất rằng cả doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán đều tăng lên năm sau so với năm trước, đường GVHB gần như trùng với đường DTTBH và CCDV cho thấy tỷ lệ tăng này cũng gần như tương đương. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy từ 2006-2008 mức tăng của GVHB lớn hơn của DTT chứng tỏ Doanh nghiệp chưa quản lý tốt công tác chi phí cũng như tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2009 Doanh nghiệp đã khắc phục được yếu kém này dù chưa nhiều, đây là một xu hướng tốt của Doanh nghiệp.
- Về doanh thu và chi phí từ hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính tăng 5,890 triệu đồng (330%), trong đó chủ yếu là do bán cổ phần công ty khác, khi thị trường chứng khoán đang phục hồi sau sự đi xuống năm 2008, tuy nhiên chi phí tài chính của Doanh nghiệp cũng tăng mạnh 6,453 triệu đồng (125.3%) chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, đây là vấn đề thường gặp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta khi phải bán lại ngoại tệ cho ngân hàng nhà nước nhưng khi cần lại phải mua ngoại tệ tại thị trường chợ đen.
- Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: cả hai loại chi phí này đều tăng mạnh trong năm 2009 so với 2008. Chi phí bán hàng tăng 8,590 triệu đồng (30.25%), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18,666 triệu đồng (47.35%), tốc độ tăng đều lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, vì vậy Doanh nghiệp đã chưa thực hiện tốt công tác quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp. Thêm vào đó, ta thấy chi phí quản lý Doanh nghiệp rất lớn, bằng 13.7% của doanh thu thuần từ bán hàng và dịch vụ, chứng tỏ bộ máy quan lý của Công ty còn rất cồng kềnh, chưa có hiệu quả.
- Về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Do các nguyên nhân trên làm cho chỉ tiêu này bị giảm so với năm 2008 là 4,718 triệu đồng (27.73%), đây là điểm không tốt của Doanh nghiệp, cần phải nhanh chóng khắc phục, đặc biệt là giảm thiểu các khoản chi phí phát sinh.
- Về lợi nhuận khác: Chỉ tiêu này của Doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với năm 2008, tăng 9,314 triệu đồng, do trong kỳ Doanh nghiệp có thực hiện các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán nhà xưởng, máy móc lạc hậu không phù hợp với định hướng phát triển Doanh nghiệp, mang về một khoản thu nhập rất lớn cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một khoản thu nhập không thường xuyên, không mang tính ổn định.
Tóm lại, thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể nhận thấy lợi nhuận sau thuế của năm 2009 vẫn tăng so với năm 2008 nhưng đóng góp chủ yếu là từ các khoản thu nhập khác, không phải là những hoạt động chính, và thường xuyên của Doanh nghiệp và không thể duy trì lâu dài. Vì vậy Doanh nghiệp cần có ngay các biện pháp để có thể thu được lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, đặc biết là hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2.2.3 Đánh giá tìn hình tài chính của công ty cổ phần may 10 qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng:
- Phân tích khả năng thanh toán:
Bảng 2.5:Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty:
Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ
1.Tài sản ngắn hạn 114,235 92,802
2.Tiền và các khoản tương đương tiền 39,647 18,482
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 20 20
4. Khoản phải thu 36,322 24,523
5. Hàng tồn kho 28,387 44,975
6. Nợ ngắn hạn 72,713 72,798
7. Hệ số KNTT nợ ngắn hạn 1.57 1.27
8. Hệ số KNTT nhanh (tương đối) 1.04 0.59
9. Hệ số KNTT nhanh (tức thì) 0.55 0.25
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính Công ty)
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các tài sản ngắn hạn khác có khả năng chuyển hóa thành tiền, thực chất so sánh tiềm năng thanh toán với nghĩa vụ thanh toán. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp cả cuối kỳ và đầu kỳ đều nhỏ hơn 2 không cao nhưng có thể chấp nhận được vì tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho là những tài sản không sinh lời, vì vậy nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số này giảm đầu kỳ so với cuối kỳ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang giảm.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh tương đối của Doanh nghiệp cũng đều không cao và nhỏ hơn 1, hơn nữa cuối kỳ cũng thấp hơn đầu kỳ ( 0.59 so với 1.04) có thể thấy rõ tỷ trọng hàng tồn kho ở cuối kỳ là rất lớn trong tài sản ngắn hạn, và cũng nhiều hơn
đầu kỳ 16,558 triệu đồng (58,44%). Vì vậy, Doanh nghiệp cần phải nhanh chóng có các biện pháp để giải phóng lượng hàng tồn kho, giảm ứ đọng vốn.
Ngoài ra khoản mục tiền và tương đương tiền cũng giảm mạnh làm giảm khả năng thanh toán nhanh tương đối cũng như khả năng thanh toán tức thì của doanh